Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các phiên bản và tên gọi khác nhau của tục cúng Táo quân ở châu Á

Tín ngưỡng dân gian ở nhiều nước châu Á đề cao vai trò vị thần trông coi bếp lửa và tài lộc gia đình. Vì vậy, ngày lễ cúng ông Công ông Táo là dịp quan trọng hàng đầu trong cả năm.

cung ong cong ong tao anh 1

Khác với phong tục phóng sinh cá chép ở Việt Nam, người dân Trung Quốc có truyền thống cúng ngựa giấy, xuất phát từ quan niệm ông Táo cưỡi ngựa về trời. Các gia đình còn chuẩn bị thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô, tượng trưng cho thức ăn cho ngựa. Vị thần bếp núc của người Trung Quốc bao gồm ông Táo và bà Táo. Trong đó, người dân coi trọng ông Táo hơn nên người thực hiện các nghi lễ khấn vái vào ngày này thường là đàn ông trong gia đình. Sau khi cúng giỗ, nhà nào dùng tượng Táo quân bằng giấy sẽ đem đốt tượng cũ và thay bằng tượng mới, nhà nào dùng tượng sứ thì cẩn thận lau sạch tượng.

cung ong cong ong tao anh 2

Người Trung Quốc quan niệm phúc lộc của gia chủ trong năm mới sẽ phụ thuộc nhiều vào những lời ông Táo tâu với Ngọc Hoàng. Vì vậy, mâm cỗ ngày 23 tháng Chạp chủ yếu gồm các món đồ ngọt như bánh bánh tố (làm từ gạo nếp thắng đường và mật ong), kẹo mạch nha và bánh tiết lợn truyền thống, với mong muốn Táo quân sẽ chỉ nói những điều tốt đẹp, khen ngợi.

cung ong cong ong tao anh 3

Nhật Bản: Trong 7 vị thần may mắn của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, vị thần Daikokuten, chuyên cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc và tài lộc của gia đình được người dân coi trọng hàng đầu. Tuy nhiên, người Nhật không có truyền thống làm lễ cúng vị thần này.

cung ong cong ong tao anh 4

Thay vào đó, vào đêm giao thừa, tượng thần Daikokuten trở thành món đồ được bày bán rộng rãi và tượng trưng cho may mắn, tiền tài cho một năm tới.

cung ong cong ong tao anh 5

Hình ảnh khắc họa đặc trưng của thần Daikokuten là gương mặt lớn, miệng cười, tay cầm chiếc vồ bằng vàng biểu trưng cho may mắn. Thần thường ngồi trên chĩnh gạo, với nhiều con chuột ở xung quanh, hàm ý gia chủ giàu có, của ăn của để.

cung ong cong ong tao anh 6

Hàn Quốc: Có chức năng tương tự với Táo quân tại Việt Nam, nữ thần Jowangshin, tượng trưng cho ngọn lửa và gia đình, có nhiệm vụ ghi chép và báo cáo lại về thiên đình mọi chuyện tốt xấu xảy ra dưới mỗi mái nhà ở hạ giới trong một năm.

cung ong cong ong tao anh 7

Lễ tiễn vị thần này tại xứ kim chi muộn hơn so với các quốc gia khác trong cùng khu vực, rơi vào ngày 29 tháng Chạp. Mâm cúng thường có hoa quả và các loại bánh gạo rán. Ngoài ra, người dân Hàn Quốc có thói quen đặt một chén nước nhỏ dưới bếp và thay đều đặn vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Thói quen này xuất phát từ quan niệm nữ thần Jowangshin hiện thân thành bát nước đầy trên bàn thờ.

cung ong cong ong tao anh 8

Singapore: Có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam, ngày tiễn ông Táo về trời tại đảo quốc sư tử diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp với mâm cỗ bày biện đầy đủ các món theo nghi lễ truyền thống. Điều khác biệt là người dân Singapore thường quét một lớp mật ong lên phần miệng của Táo quân giấy để mong vị thần trông coi bếp lửa sẽ bẩm báo những điều tốt đẹp nhất về gia chủ đến Ngọc Hoàng.

Giải nghĩa các lễ vật dùng để cúng ông Công ông Táo

Tuỳ theo từng vùng miền và địa phương, lễ vật cúng Táo quân thường gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh.

Trà My

Bạn có thể quan tâm