Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Cách ăn cơm hại sức khỏe nhiều người hay mắc

Một số thói quen sai lầm khi ăn cơm rất nhiều người Việt mắc phải dẫn tới những tác hại không mong muốn tới sức khỏe.

Sai lam khi an com anh 1

Một bát cơm 100 g chứa khoảng bao nhiêu calo?

  • 30 calo
  • 130 calo
  • 230 calo

Một bát cơm 100 g chứa khoảng 130 calo, 0,3 g chất béo, 1 mg natri, 28,2 g tinh bột, 10 mg canxi, 35 mg kali.

Sai lam khi an com anh 2

Mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá bao nhiêu bát cơm?

  • 2 bát cơm
  • 3 bát cơm
  • 4 bát cơm

GS.TS Nguyễn Xuân Ninh, nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyên mọi người không nên ăn quá 3 bát cơm/ngày. Bạn hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng mỗi bữa, thay vào đó, bổ sung đa dạng các món ăn đi kèm. Nên ăn rau trước tiên, sau đó mới đến cơm và món khác. Chất xơ có trong rau sẽ giúp bạn no nhanh và lâu đói, khiến bạn ăn ít cơm, đồng thời lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng giảm đi.

Sai lam khi an com anh 3

Uống nước vào thời điểm nào của bữa ăn để giảm cân?

  • Trước khi ăn
  • Sau khi ăn
  • Trong khi ăn

Những người muốn giảm cân có thể uống 1-2 bát canh trước khi dùng bữa, tạo cảm giác no, ngăn chặn việc ăn quá nhiều cơm. Trong khi đó, người bình thường có thể uống nước/ nước canh trước khi bắt đầu ăn cơm, thức ăn khác hoặc ăn canh sau cùng.

Sai lam khi an com anh 4

Thói quen ăn cơm chan canh khiến trẻ dễ bị:

  • No ảo
  • Thiếu chất
  • Bệnh tiêu hóa
  • Tất cả đáp án trên

Ăn cơm chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Canh cũng sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa.

Sai lam khi an com anh 5

Uống đồ uống có ga trong bữa cơm có thể gây:

  • Tăng áp lực, gây giãn dạ dày cấp
  • Làm mất chất dinh dưỡng của đồ ăn khác
  • Gây đau bụng, tiêu chảy

Theo India Times, không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp. Ngoài ra, tiêu thụ đồ uống có tính axit này trong bữa ăn sẽ làm giảm lượng nước bọt sản xuất trong miệng, khiến cơ thể khó tiêu hóa.

Sai lam khi an com anh 6

Sai lầm khi ăn cơm có thể gây ngộ độc thực phẩm:

  • Ăn cơm chan canh
  • Ăn cơm nóng vừa để nguội
  • Ăn cơm nguội để qua ngày

Theo tạp chí Health, ăn cơm nguội để nhiều ngày rất dễ gây ngộ độc thực phẩm, dù đã được hâm nóng. Đặc biệt, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…

Sai lam khi an com anh 7

Không nên ăn nhiều cơm vào thời điểm nào?

  • Bữa sáng
  • Bữa trưa
  • Bữa tối

Ăn quá nhiều cơm vào bữa tối có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa, sau đó, bữa tối ăn nhẹ nhàng.

Sai lam khi an com anh 8

Cách nấu cơm phổ biến này thực chất sẽ làm mất chất dinh dưỡng:

  • Nấu bằng nước lạnh
  • Nấu bằng nước sôi
  • Đun sôi nước rồi đổ gạo vào

GS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho biết khi bạn sử dụng nước lạnh để nấu cơm, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra, tan vào nước. Nếu dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo màng bảo vệ. Khi đó, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Tìm lý do khiến 10 học sinh ngộ độc cơm gà tại Nha Trang

Sức khoẻ các học sinh ngộ độc nghi do ăn đồ bán trước trước cổng trường tại Nha Trang đã ổn định.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm