Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách các công ty Nhật giúp nhân viên ngủ trưa

Việc lắp đặt thêm chỗ nghỉ ngơi cho nhân viên được xem là nỗ lực của các công ty Nhật Bản trong việc giảm thiểu tình trạng kiệt sức, thiếu ngủ ở người lao động.

Thiết bị nghỉ ngơi được thiết kế như chiếc hộp dài, không có cửa sổ, diện tích vừa đủ cho một người, bên trong có đệm êm tạo cảm giác thoải mái khi “đánh giấc”.

“Ở Nhật, không ít người phải trốn trong nhà vệ sinh để chợp mắt một lúc. Tôi thấy việc này không tốt cho sức khỏe, tốt hơn là nên ngủ ở một vị trí thoải mái”, Saeko Kawashima, Giám đốc truyền thông của hãng sản xuất đồ nội thất Itoki, nói với Bloomberg.

Việc nhiều công ty trang bị "hộp ngủ" trong khuôn viên được cho là khuyến khích văn hóa công sở lành mạnh với giới cổ cồn trắng ở xứ hoa anh đào.

Cho ngu trua cua nhan vien nhat anh 1

"Hộp ngủ trưa" được ra mắt nhằm giảm thiểu tình trạng kiệt sức vì công việc. Ảnh: NY Post.

Các nhà sản xuất hy vọng sản phẩm của họ sẽ góp phần giải quyết sự khắt khe trong môi trường văn phòng ở Nhật - nơi 1/4 công ty yêu cầu nhân viên làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng - thường không được trả thêm tiền - theo một nghiên cứu công bố trên CNBC.

Hiện tại, không có hình phạt nào đối với các doanh nghiệp vi phạm làm thêm giờ và chỉ có khoảng 3.300 thanh tra lao động để theo dõi 6 triệu công ty ở Nhật Bản. Các công ty không bị yêu cầu ghi lại giờ làm việc của người lao động vì họ không bao giờ bị buộc phải chia sẻ chúng.

Tình trạng mệt mỏi khi làm việc phổ biến đến mức người Nhật gọi thói quen này là “inemuri” (ngủ như không ngủ). Họ không xem việc trạng thái “gật gù” là một giấc ngủ thật sự.

Ngoài ra, “inemuri” còn chứng tỏ một nhân viên đã làm việc rất chăm chỉ vào đêm hôm trước. Dù đang chợp mắt, họ vẫn có thể thức tỉnh bất cứ lúc nào cần thiết.

Trong văn hóa ở xứ sở mặt trời mọc, sự cần cù được biểu hiện bằng việc siêng năng, dốc cạn sức lực cho công ty, đây là đức tính rất được coi trọng.

Tuy mệt mỏi hay đau ốm thế nào, họ vẫn cố gắng góp mặt trong những buổi họp và hoàn thành công việc. Họ cũng thường xuyên bỏ qua nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe của bản thân để nhanh chóng được thăng chức.

Vì thế, trong mắt các nước phương Tây, chuyện nhân viên văn phòng qua đời vì làm việc quá tải, suy nhược cơ thể hay tự tử do áp lực quá nặng nề không còn là điều lạ lẫm ở Nhật Bản, theo Wired.

Những cái chết do làm việc quá sức xảy ra nhiều đến mức chúng được gọi dưới một cái tên riêng là "karoshi".

Cho ngu trua cua nhan vien nhat anh 2

Nhiều văn phòng ở các công ty Nhật Bản sáng đèn đến tối muộn. Ảnh: Japan Times.

Hàng năm, chính phủ nước này chấp nhận khoảng 200 yêu cầu bồi thường cho những người chết vì "karoshi". Song, các nhà vận động cố gắng xóa bỏ vấn nạn này cho biết 200 vẫn quá nhỏ so với con số thực là 10.000 nạn nhân.

Ngay khi công bố thông tin về chiếc hộp ngủ trưa, nhiều người dùng trên Twitter cho rằng đây là cách kêu gọi mọi người trở lại văn phòng.

“Tôi thấy không ít người có xu hướng làm việc liên tục không nghỉ. Chúng tôi mong các công ty có thể sử dụng chúng để nhân viên có cách nghỉ ngơi linh hoạt hơn”, Kawashima nói.

Nhiều dân văn phòng không dám đi chơi dù trong kỳ nghỉ

Thống kê của Fishbowl cho thấy khả năng ngắt kết nối trong thời gian nghỉ phép thay đổi theo độ tuổi và nghề nghiệp.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm