Tự hủy hoại bản thân là họ để giải tỏa những cảm xúc đau khổ xảy ra bằng cách cố ý gây hại cho bản thân về mặt thể chất. Ảnh: SKĐS. |
Tự hủy hoại bản thân là để giải tỏa những cảm xúc đau khổ xảy ra bằng cách cố ý gây hại cho bản thân về mặt thể chất (cắt, đập đầu vào một thứ gì đó, tự đốt bản thân, đấm vào tường), tham gia vào hành động nguy hiểm (bài bạc, quan hệ tình dục không an toàn, lạm dụng chất kích thích), sở hữu mối quan hệ tình cảm lệch lạc, bỏ bê sức khỏe của bản thân.
Các hình thức và triệu chứng tự hủy hoại bản thân
Những người tự hủy hoại bản thân thường cho biết họ cảm thấy trống rỗng bên trong, căng thẳng quá mức, không thể bày tỏ cảm xúc của mình, cô đơn, không hiểu người khác, sợ hãi đối mặt các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
Các hình thức mà người tự hủy hoại bản thân hay chọn là: cào, cắt, rạch chà sát bằng các vật sắc nhọn lên da, lên cơ thể. Bất ổn về hành vi và cảm xúc, bốc đồng hoặc khó đoán. Họ nói rằng họ cảm thấy bất lực, tuyệt vọng hoặc vô dụng. Những người tự làm hại có thể cố gắng che giấu các vết thương của họ, chẳng hạn họ luôn mặc quần áo dài tay dù trời nóng.
Nếu bị phát hiện, người tự làm bị thương thường có thể bịa ra một lý do nào đó như "tôi bị té xe" hoặc "tôi bị mèo cào". Hành động tự hủy hoại có thể gặp ở nhiều bệnh tâm thần như: tâm thần phân liệt; loạn thần do sử dụng chất kích thích, nhất là ma túy tổng hợp; rối loạn stress tuổi thanh thiếu niên; trầm cảm...
Biểu hiện của hội chứng tự hủy hoại bản thân thường là:
- Thường xuyên có các vết thương mà không rõ nguyên nhân.
- Giảm lòng tự trọng, dễ căng thẳng, cô đơn.
- Khả năng lao động và học tập kém.
- Đặt câu hỏi về bản sắc cá nhân.
- Luôn cảm thấy chán nản, bất lực, tuyệt vọng.
Hãy xem lại mối quan hệ gia đình, cách cư xử của những người thân thiết nhất để cùng nhau tìm ra nguyên nhân, cùng nhau giải quyết để đạt được hiệu quả nhất. Ảnh: SKĐS. |
Cách xử trí hội chứng tự hủy hoại bản thân
Tự hủy hoại bản thân là mọi hành vi mà một người có thể cố tình thực hiện để làm tổn thương cơ thể mình. Các hình thức tự hủy hoại bản thân, sự kỳ thị tạo ra cảm giác xấu hổ và tội lỗi cho những người tự hủy hoại bản thân, khiến họ càng khó tìm kiếm sự giúp đỡ.
Đối với những người bệnh này, người nhà cần tìm ra nguyên nhân tự gây tổn thương để điều trị triệt để, không để tái diễn hành vi tự hủy hoại, tạo ra mối liên kết giữa cảm xúc và hành vi. Cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có thể khiến người bệnh có biểu hiện rối loạn hành vi, gây hại cho bản thân.
Khi cảm thấy có các dấu hiệu bất ổn bạn nên:
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác: nhờ họ vạch ra các phương pháp lành mạnh để vượt qua cảm xúc của bạn.
- Tham gia các lớp thiền, yoga để giúp bạn tĩnh tâm.
- Đi gặp chuyên gia để được họ hỗ trợ các hình thức, hướng bạn đến các suy nghĩ tích cực. Việc gặp gỡ nói chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc, đồng thời nhận thức rõ các vấn đề mình đang phải đối mặt và học cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, làm chủ hành vi, cân bằng cảm xúc của mình, chuyển những hành vi, cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sang trạng thái tích cực và phù hợp với hoàn cảnh.
Tự hủy hoại bản thân gây nguy hiểm cho bạn về mọi mặt như tinh thần, xã hội, sức khỏe. Để lại những hậu quả nghiêm trọng như: chảy máu không kiểm soát, các vết sẹo trên cơ thể. Có mặc cảm xấu hổ, tội lỗi, né tránh bạn bè, người thân…
Khi phát hiện người thân đang tìm đến cảm giác đau đớn qua các hành động tự hủy hoại, tốt nhất nên bình tĩnh, đừng phản ứng quá mạnh như la mắng, trách móc.
Hãy xem lại mối quan hệ gia đình, cách cư xử của những người thân thiết nhất để cùng nhau tìm ra nguyên nhân, cùng nhau giải quyết để đạt được hiệu quả nhất.
Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.