Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Cách tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa nhà cửa

Khi bắt đầu việc sửa chữa và cải tạo ngôi nhà của mình, gia chủ cần chú ý đến các khoản chi phí như: vật tư nội thất, trang thiết bị, phụ kiện, nhân công xây dựng,...

Khi bắt đầu việc sửa chữa và cải tạo ngôi nhà của mình, gia chủ cần chú ý đến các khoản chi phí như: vật tư nội thất, trang thiết bị, phụ kiện, nhân công xây dựng,...

Việc ở nhà nhiều trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội khiến chúng ta quan tâm hơn đến không gian sống của mình.

Từ đó mỗi cá nhân nảy sinh nhu cầu sửa chữa, cải tạo lại để ngôi nhà trở nên tiện nghi và đa năng hơn.

Một trong những vấn đề cần quan tâm trước khi bắt đầu quá trình "làm mới" không gian sinh hoạt hàng ngày đó là kinh phí. Chủ nhà cần tính toán làm sao để ngôi nhà trở nên đẹp hơn nhưng vẫn đảm bảo chi phí hợp lý.

Dưới đây là những lưu ý trong việc tính toán và kiểm soát kinh phí sửa chữa, cải tạo được Đoàn Thanh Phong - đại diện đơn vị thiết kế và thi công nội thất BoldConcept tư vấn.


Các chi phí cơ bản trong quá trình sửa chữa

Trước khi bắt đầu sửa chữa, chủ nhà cần xác định hiện trạng của căn nhà.

Bên cạnh đó, chủ nhà cần trả lời hai câu hỏi:

  • Các bộ phận chính như: trần nhà, tường, sàn,... phải làm mới hay chỉ cần sửa chữa lại?
  • Việc sửa chữa có làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của nhà không?

Sau khi đánh giá tổng quan, chúng ta tiến hành liệt kê những hạng mục cần sửa chữa và nâng cấp.

Trong những hạng mục được liệt kê, cần xem xét yếu tố cần thiết nhất ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của gia đình. Ví dụ như tường nứt, thấm nước, cửa hư hỏng,… cần được lưu tâm và ưu tiên trong quá trình sửa chữa.

Thông thường, chi phí cần cho việc sửa chữa và cải tạo nhà bao gồm:

  • Chi phí nhân công xây dựng
  • Chi phí vật tư nội thất
  • Chi phí trang thiết bị, phụ kiện
  • Chi phí vận chuyển

Ngoài ra, để quá trình sửa chữa diễn ra thuận lợi và đạt kết quả như mong muốn, chủ nhà còn nên xem xét lựa chọn đơn vị thiết kế và thầu thi công nội thất.


Một số lỗi thường gặp trong việc tính toán chi phí sửa chữa

Theo Thanh Phong, có hai lỗi mà các chủ nhà thường gặp phải khi tính toán chi phí sửa chữa:

  • Không có kế hoạch cụ thể từ đầu: Việc cải tạo và sửa chữa sẽ diễn ra theo nhiều hạng mục, tùy theo yêu cầu của chủ nhà. Chính vì vậy, nếu bạn không có kế hoạch cụ thể sẽ gây khó khăn cho quá trình thực hiện: kéo dài thời gian và tốn thêm kinh phí.
  • Không tính toán và chuẩn bị chi phí phát sinh: Trong quá trình tính toán chi phí sửa chữa, chủ nhà thường bỏ qua hoặc chưa quản lý tốt chi phí phát sinh. Việc này dẫn đến tình trạng quá trình sửa chữa không đồng bộ, cắt giảm nhiều hạng mục mà chúng ta lên kế hoạch trước đó.


Các cách giúp tiết kiệm chi phí khi sửa chữa

Để kiểm soát và tiết kiệm được cho việc sửa chữa nhà cửa, Thanh Phong chia sẻ với Zing một số lưu ý như sau:

  • Trao đổi rõ ràng với kiến trúc sư ngay từ đầu: Chủ nhà nên thống nhất với đơn vị thi công và thiết kế về chi phí dành cho việc sửa chữa từ đầu. Nên xác định rõ mục tiêu của việc sửa chữa để lựa chọn vật tư, trang thiết bị hợp lý.
  • Lựa chọn những hạng mục quan trọng: Để tiết kiệm thời gian và chi phí, chúng ta cần xác định rõ và thống nhất về ý tưởng thiết kế trước khi bắt tay vào thực hiện. Tránh việc thay đổi nhiều lần dẫn đến mất sự đồng bộ cho không gian và tốn thêm kinh phí.
  • Tham khảo lời khuyên: Chủ nhà có thể tìm hiểu và hỏi thêm từ chủ thầu xây dựng, kiến trúc sư hay từ người đã có kinh nghiệm để chọn mua vật liệu đảm bảo và phù hợp với ngân sách.

Bên cạnh đó, bản thân của gia chủ cũng cần chú ý gìn giữ và bảo vệ không gian sống của mình để có thể sử dụng ngôi nhà lâu dài nhất.

Vân Khanh

Ảnh: BoldConcept

Bạn có thể quan tâm