Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách virus hợp bào hô hấp RSV lây lan

Lớp của con tôi có vài cháu phải nghỉ học vì nhiễm virus RSV. Xin hỏi bệnh này lây lan như thế nào và trẻ nào có nguy cơ cao nhiễm bệnh?

Lớp của con tôi có vài cháu phải nghỉ học vì nhiễm virus RSV. Xin hỏi bệnh này lây lan như thế nào và trẻ nào có nguy cơ cao nhiễm bệnh?

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại virus truyền nhiễm ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp. Hầu hết trẻ em bị nhiễm RSV khi được 2 tuổi, nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và hơn một lần trong đời. Trẻ em có thể nhiễm RSV nhiều lần. Người lớn có thể bị nhiễm virus và lây truyền sang con cái, người thân.

RSV thường gây ra các triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh. Hầu hết người bệnh sẽ hồi phục sau 1-2 tuần, nhưng RSV có thể nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.

RSV là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản (viêm đường dẫn khí nhỏ trong phổi) và viêm phổi (nhiễm trùng phổi) ở trẻ em dưới 1 tuổi.

RSV có thể lây lan khi:

  • Người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi
  • Bbị các giọt virus do ho hoặc hắt hơi bắn vào mắt, mũi hoặc miệng
  • Tiếp xúc trực tiếp với virus, như hôn mặt trẻ nhiễm RSV
  • Chạm vào bề mặt có virus trên đó, chẳng hạn tay nắm cửa, sau đó chạm vào mặt trước khi rửa tay.

Những người bị nhiễm RSV thường lây nhiễm trong 3-8 ngày và có thể lây nhiễm 1-2 ngày trước khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể tiếp tục lây lan virus ngay cả sau khi ngừng biểu hiện các triệu chứng, trong khoảng thời gian 4 tuần.

Trẻ em thường tiếp xúc và bị nhiễm RSV bên ngoài nhà, chẳng hạn ở trường học hoặc trung tâm chăm sóc trẻ em. Sau đó, trẻ có thể truyền virus cho các thành viên khác trong gia đình.

RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các bề mặt cứng như bàn và thanh ray cũi. Loại virus này thường sống trên các bề mặt mềm như khăn giấy và tay trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Trẻ sơ sinh 2 kg ở TP.HCM bị hoại tử ruột từ trong bụng mẹ

Khi siêu âm cho sản phụ, bác sĩ phát hiện có khối u khổng lồ trong bụng thai nhi. Qua kiểm tra, bác sĩ xác định đây là một đoạn ruột vỡ vào trong ổ bụng.

Độc giả Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm