Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cái chết cô độc ở Hàn Quốc

Trong bối cảnh số lượng người qua đời trong cô đơn ngày càng tăng những năm qua, chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị triển khai nhiều kế hoạch để giải quyết.

Ngày càng nhiều người Hàn Quốc sống một mình rồi qua đời trong cô đơn. Ảnh minh họa: Nina Ahn.

Ngày 18/5, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc công bố kế hoạch khảo sát những người có nguy cơ qua đời trong cô độc và nhắm mục tiêu hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng của "những cái chết cô độc".

Theo đó, sẽ có cuộc khảo sát hàng năm để ghi lại số người có nguy cơ chết một mình. Các dịch vụ liên quan đến sức khỏe, việc làm và chăm sóc y tế sẽ được cung cấp dựa theo nhu cầu từng nhóm tuổi.

Bộ này cũng cho biết số người có nguy cơ chết cô độc ở xứ kim chi ước tính khoảng 1,525 triệu người, theo Korea Herald.

Số người Hàn Quốc chết một mình đã tăng 8,8% trong 5 năm qua, lên 3.378 người vào năm 2022.

Các cơ sở công cộng như thư viện, nhà văn hóa sẽ đóng vai trò là nơi tư vấn, tổ chức các chương trình nghệ thuật, thể thao. Ngoài ra, 244 trung tâm gia đình và 475 trung tâm phúc lợi xã hội trên toàn quốc sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ trò chuyện cho những người sống một mình.

cai chet co doc anh 1

Số lượng người chết cô độc ngày càng nhiều ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.

Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết tỷ lệ hộ gia đình một người đã tăng từ 28,6% năm 2017 lên 33,4% năm 2021, cùng với đại dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm tình trạng mất kết nối xã hội, cuối cùng dẫn tới sự gia tăng của những cái chết cô đơn.

Để ngăn chặn hiệu quả hơn tình trạng này trong cộng đồng, Bộ sẽ đào tạo và huy động mọi người, chẳng hạn như các đại lý bất động sản, tiến hành kiểm tra thường xuyên.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng sẽ được sử dụng để giám sát các nhóm có nguy cơ cao. AI sẽ thu thập dữ liệu về tình trạng sử dụng điện và nước hàng ngày của các nhóm có nguy cơ cao, theo dõi họ để phát hiện các dấu hiệu hành vi bất thường.

Bên cạnh đó, sẽ có những chương trình khác nhau để nhắm tới các nhu cầu cụ thể theo nhóm tuổi. Thanh niên sẽ được tư vấn điều trị, hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển sự nghiệp. Các chương trình tuyển dụng lại và theo dõi bệnh mạn tính được nhắm đến những người trung niên. Các dịch vụ chăm sóc và y tế tại nhà sẽ được cung cấp cho người cao tuổi.

Dịch vụ tang lễ công cộng sẽ được mở rộng để hỗ trợ các trường hợp người qua đời không có gia đình hay họ hàng đến nhận. Các chương trình tâm lý cũng đang được phát triển để giúp đỡ tang quyến và những người xung quanh người đã khuất, những người phải trải qua sang chấn khi phát hiện ra thi thể.

Ngoài ra, các cơ sở trung tâm và cơ sở khu vực phụ trách những cái chết cô độc, hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý dữ liệu thu thập được cũng sẽ được thành lập.

Bộ cho biết thêm "Ngày phòng chống cái chết cô độc" cũng sẽ được chỉ định để nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này, bên cạnh các chiến dịch xã hội khác.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Những 'cái chết livestream' ở Hàn Quốc

Việc nhiều thanh thiếu niên tìm đến con đường tự sát và phát trực tiếp hành vi trên mạng xã hội đang trở thành vấn đề khiến các nhà chức trách lo ngại.

Mai An

Bạn có thể quan tâm