Đàn ông Hàn Quốc có tài chính ổn định mới dám nghĩ đến chuyện kết hôn. Ảnh: Reuters. |
Theo phân tích xu hướng lao động và sinh sản do Viện Lao động Hàn Quốc thực hiện, nam giới thu nhập thấp ở nước này có khả năng ít kết hôn và sinh con hơn so với nam giới có mức thu nhập cao.
Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019, trong đó loại trừ các yếu tố có thể tác động liên quan đến Covid-19, theo Korea Herald.
Nam giới trong độ tuổi từ 26 đến 30 có thu nhập nằm trong top 10% cao nhất cho thấy tỷ lệ kết hôn cao hơn, với 29% trả lời "có" khi được hỏi liệu từng kết hôn hay chung sống như vợ chồng hay chưa. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 8% đối với nam giới ở độ tuổi tương tự có thu nhập thuộc top 10% thấp nhất.
Tỷ lệ kết hôn tiếp tục cho thấy xu hướng tăng đối với nam giới thu nhập cao, với 76% người trong độ tuổi từ 31 đến 35 đã kết hôn hoặc đang kết hôn. Tỷ lệ này ở mức 31% đối với nhóm thu nhập thấp. Tỷ lệ kết hôn ở nam giới 36-40 tuổi trong nhóm thu nhập cao là 91%, trong khi chỉ là 10% đối với những người có thu nhập thấp.
Áp lực chi phí khiến nhiều nam giới Hàn Quốc thu nhập thấp cũng chưa dám có con. Ảnh: AP. |
Ngoài ra, 96% nam giới Hàn Quốc 41-45 tuổi có thu nhập cao từng kết hôn, còn top 10% thu nhập thấp nhất chỉ là 58%. Với độ tuổi 46-50, tỷ lệ này là 98% với top 10% thu nhập cao nhất, 73% với top 10% thu nhập thấp nhất.
Báo cáo giải thích rằng những người thuộc nhóm thu nhập thấp chọn sống một mình vì lý do tài chính. Ngoài ra, đàn ông thu nhập thấp nhiều khả năng không có con và ít cơ hội gặp gỡ bạn đời mới hơn.
Theo số liệu công bố ngày 16/3, tỷ lệ kết hôn của Hàn Quốc (số cuộc hôn nhân trên 1.000 người) đã giảm từ mức 3,8 xuống 3,7 vào năm 2022. Khoảng 191.700 cuộc hôn nhân đã diễn ra vào năm 2022, giảm 0,4% so với năm 2021.
Các yếu tố chính dẫn đến tình trạng này được cho là chi phí nhà ở, sinh hoạt cao cho đến những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái hay căng thẳng gia tăng về vấn đề bất bình đẳng giới.
Hàn Quốc cũng là nơi có chi phí nuôi dạy con tốn kém nhất thế giới. Theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu dân số YuWa có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), chi phí nuôi dạy một đứa trẻ từ khi sơ sinh đến 18 tuổi ở Hàn Quốc cao gấp 7,79 lần mức thu nhập bình quân đầu người.
Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.