Theo India Times, tiến sĩ Rakesh Patel, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Fortis, Mumbai (Ấn Độ), cho biết hầu hết nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 xâm nhập vào các tế bào ruột và tế bào hô hấp bằng cách sử dụng protein ACE-2 như một thụ thể.
"Khi các phần tử SARS-CoV-2 rời khỏi một tế bào bị nhiễm bệnh, nó sẽ kích hoạt giải phóng các cytokine - protein nhỏ có vai trò gây viêm. Quá trình này có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa", tiến sĩ Patel nhận định.
Nhiễm trùng và viêm do phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân Covid-19 có xu hướng gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột hoặc vi khuẩn hữu ích có trong ruột.
Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn do các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus, steroid,... được sử dụng trong quá trình điều trị Covid-19. Sự mất cân bằng này có xu hướng vẫn tồn tại ngay cả khi virus đã được đào thải ra khỏi cơ thể.
Các triệu chứng về đường tiêu hóa liên quan Covid-19 bao gồm: Trào ngược axit, đặc biệt khi tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh; chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn; đầy bụng; đau bụng trên; táo bón; tiêu chảy; nôn mửa; chảy máu đường ruột; viêm ruột.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục các bất thường đường tiêu hóa sau khi khỏi Covid-19:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng: Chế độ ăn giàu axit béo Omega-3 không chỉ giúp cải thiện sức khỏe miễn dịch mà còn có đặc tính chống viêm hỗ trợ phục hồi Covid-19. Hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia và hải sản là những nguồn cung cấp axit béo Omega-3 dồi dào.
Các loại hạt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm và selen dồi dào, có hiệu quả trong việc phục hồi. Đảm bảo cung cấp đủ lượng protein để phục hồi nhanh chóng, bao gồm: Sữa, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, đậu nành, thịt gà, cá và trứng.
- Thận trọng về lượng muối và đường trong bữa ăn hàng ngày. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiêu thụ quá nhiều muối và đường làm suy giảm phản ứng miễn dịch, và do đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tránh thức ăn cay và béo vì có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa theo nhiều cách.
- Ăn đúng giờ và tránh ăn khuya. Cố gắng tránh ăn quá no và ăn vặt quá nhiều, đồng thời hạn chế hút thuốc và uống rượu.
- Thực hành ăn uống có chánh niệm. Thường xuyên ăn các bữa nhỏ.
- Việc uống các chất bổ sung và thuốc tăng cường miễn dịch nên được kiểm soát. Nên uống bổ sung men vi sinh và vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự dùng thuốc vì có thể có nhiều tương tác giữa các loại thuốc khác nhau.
- Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp bạn duy trì sức khỏe đường ruột tốt.
- Kiểm soát căng thẳng bằng yoga, thiền và các bài tập thể chất.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.