Trong gia đình, mẹ luôn là người tất bật với hàng loạt công việc lớn nhỏ không tên mỗi ngày. Nhờ bàn tay chăm lo của mẹ, bố có hậu phương vững chắc để trở về sau một ngày làm việc mệt nhoài, các con được nuôi dưỡng và trưởng thành trong tình yêu thương vô tận. Những bữa cơm ngọt lành bổ dưỡng, chiếc áo giặt thơm tho, mái ấm tràn đầy niềm vui và hạnh phúc… được mẹ vun vén, chăm chút cẩn thận mỗi ngày.
Mẹ là điểm tựa lớn lao, nâng niu hạnh phúc của cả gia đình. |
Mẹ vất vả là thế, nhưng mấy ai trong chúng ta thường xuyên gửi lời cảm ơn vì những giọt mồ hôi và sự chăm sóc tận tình của mẹ. Trong một cuộc khảo sát nhỏ về chủ đề gia đình, nhiều người đàn ông thừa nhận rất hiếm khi hoặc đã lâu lắm không cảm ơn vợ vì nhiều lý do khác nhau.
Việt Phương (34 tuổi, TP.HCM) - bố của 2 bé gái - chia sẻ: “Lúc mới yêu, tôi thường xuyên cảm ơn bạn gái mỗi lần nhờ cô ấy giúp đỡ việc lớn nhỏ. Nhưng từ khi kết hôn, bỗng dưng lại thấy lời cảm ơn gượng gạo vì đã là người cùng một nhà, tôi cũng ngại phải bày tỏ thường xuyên. Lần gần nhất cảm ơn vợ có lẽ là từ khi cô ấy sinh em bé đầu lòng”.
Ngượng ngùng, ngần ngại là tâm lý dễ gặp của nhiều ông bố khi muốn thể hiện tình cảm, bày tỏ sự cảm kích với người bạn đời. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc nói lời cảm ơn có phần khách sáo khi vợ đã trở thành thành viên trong gia đình, hoặc không nghĩ đến việc cảm ơn vì những hành động luôn diễn ra quen thuộc hàng ngày.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng việc nói cảm ơn là một trong những cách quan trọng để ghi nhận công sức, thể hiện tình yêu thương và sự tri ân sâu sắc của bản thân dành cho người khác. Với những người mẹ nắm giữ nhiều phần việc và trọng trách trong gia đình, việc nhận được lời cảm ơn từ bố và con cái giúp mẹ thêm vui vẻ, hạnh phúc khi biết mọi cố gắng thầm lặng của mình được cả gia đình thấu hiểu, sẻ chia.
Trang Variation Psychology từng nhận định: “Làm mẹ là một công việc rất thử thách. Mẹ cũng sẽ có lúc gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống hay kết nối với con cái, cảm thấy căng thẳng, lo lắng và cần ai đó để sẻ chia. Hãy nói lời cảm ơn tất cả người vợ, người mẹ trên đời vì sứ mệnh lớn lao, tình yêu vĩ đại, sự cống hiến không ngừng nghỉ của họ dành cho gia đình và xã hội”.
Bố cần bày tỏ lòng biết ơn mẹ bằng lời nói và hành động cụ thể. |
Thay vì ngượng ngùng giữ lại lời nói trong lòng, mỗi ông bố cần “dũng cảm” nói ra lời cảm ơn từ những việc làm nhỏ nhất vợ dành cho mình. Cảm ơn mẹ vì đã nấu cho bố con 3 bữa đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày, chăm lo cho con từ việc nhỏ nhất ngay cả khi chính mẹ vừa trải qua một ngày làm việc mệt nhoài, hay luôn ở bên cạnh an ủi, động viên mỗi khi bố gặp khó khăn…
Bên cạnh lời nói cảm ơn, mỗi ông bố còn có thể bày tỏ tình yêu thương dành cho bạn đời bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Bố cùng xắn tay làm việc nhà, vào bếp cuối tuần hay rủ mẹ đi xem phim, chuẩn bị chuyến du lịch gia đình… là những món quà giúp sưởi ấm trái tim mẹ, hâm nóng và vun vén tình cảm gia đình. Nhờ đó, mẹ hiểu rằng cả nhà luôn sẵn sàng chia sẻ khó nhọc và mong muốn mang lại nhiều tiếng cười, niềm vui cho mẹ.
Hiểu được tấm lòng khó nói của bố và để góp phần tri ân những người mẹ vì cống hiến lớn lao, Con Cưng - chuỗi siêu thị mẹ và bé - mang đến chiến dịch “Cảm ơn mẹ - ba chẳng ngại chi”. Chương trình gồm 6 thử thách sẻ chia, là cơ hội để các ông bố và con gửi lời cảm ơn mẹ bằng những hành động ý nghĩa, giúp cả gia đình có thêm nhiều trải nghiệm, kỷ niệm đẹp bên nhau.
Bố và các con cùng tham gia chiến dịch thử thách để cám ơn mẹ. |
“Cảm ơn mẹ - Ba chẳng ngại chi” là chiến dịch tri ân và tôn vinh phụ nữ Việt nhân dịp 20/10. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm “Hành trình 9 năm Tin và Yêu” của Con Cưng. Chiến dịch do Con Cưng và Zing đồng tổ chức, đưa ra 6 thử thách với 18.000 phần quà dành cho tất cả bài dự thi hợp lệ và gửi về sớm nhất. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 2 tỷ đồng.
Thông tin thử thách và chương trình ưu đãi của Con Cưng độc giả xem tại đây.