Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cắm thẻ sinh viên chơi lô đề

Hiện nay, dọc con đường Lương Thế Vinh dài chưa đầy 300m, phía sau Đại học Sư phạm Thái Nguyên, có hơn 20 quán cho vay qua thẻ, chưa kể hàng chục quán cầm đồ, ghi lô đề... mọc san sát. Còn phía trường Nông lâm, Kỹ thuật công nghiệp, Y Khoa cũng có trên dưới 20 quán.

Cắm thẻ sinh viên chơi lô đề

Cắm thẻ sinh viên chơi lô đề

Hiện nay, dọc con đường Lương Thế Vinh dài chưa đầy 300m, phía sau Đại học Sư phạm Thái Nguyên, có hơn 20 quán cho vay qua thẻ, chưa kể hàng chục quán cầm đồ, ghi lô đề... mọc san sát. Còn phía trường Nông lâm, Kỹ thuật công nghiệp, Y Khoa cũng có trên dưới 20 quán.

Khu ngay trước cổng Đại học Nông lâm từ lâu đã được gọi là “con đường đề đóm”, “chợ đề sinh viên”. Từ 17h trở đi, các quán ghi lô đề nhộn nhịp, tấp nập sinh viên. Ban đầu, họ chơi đề bằng tiền gia đình gửi, sau cắm xe máy, vi tính, TV, điện thoại… Khi “nhẵn nhụi”, các chủ hiệu quay ra cho mượn xe trên “giấy tờ” để lấy tiền, dùng thẻ sinh viên, chứng minh thư để vay. Cứ thế… cứ chơi, cứ mất và cứ nợ, điệp khúc của những con nợ sinh viên độc đạo trên một con đường nợ tiền.

Vài năm trước, muốn vay qua thẻ, sinh viên phải phải hợp thức hóa bằng cách viết giấy mượn xe của chủ hiệu dù không biết con xe đó hình thù như thế nào. Chỉ cần ghi đầy đủ biến số xe, cẩn thận hơn nữa là giấy đăng ký xe. Từ một chiếc biển số xe “vô hình” này, chủ quán có thể lòng vòng cho mấy chục sinh viên vay cùng một lúc.

Theo một “cao thủ” lô đề trường Nông lâm tên Hải, khi đi vay 7-8 triệu đồng, phải trả cho chủ ít nhất 150.000 đồng/ngày (100.000 đến 120.000 đồng/ngày tiền thuê con xe "ảo", cộng với 50.000 đồng tiền lãi).

Gần đây, những cửa hiệu này bỏ dần cho vay qua xe "ảo" để giảm lãi suất nhằm tránh tội cho vay nặng lãi. Giờ, mỗi trường “lác đác” còn 5-7 quán cho vay qua xe "ảo".

Theo Thông tư của Bộ Thương mại Số 13/1999/ TT-BTM về Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đã quy định về lãi suất cho vay: Lãi suất vay (bao gồm cả chi phí bảo quản, cất giữ hàng hoá, tài sản cầm đồ): Do hai bên thoả thuận, tối đa không quá 3%/tháng. Trường hợp cho vay dưới 10 ngày, lãi suất tối đa không quá 0,3%/ngày. Như vậy các dịch vụ cho vay qua thẻ sinh viên trên đã quá gấp ít nhất 5 lần quy định của Nhà nước.

Để "câu" sinh viên, các ông chủ luôn biết cách “linh động” theo thời gian và số tiền vay. Nếu như sinh viên năm đầu được cho vay khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu đồng thì tới khi quen mặt hơn, số tiền được vay tăng lên khá nhiều. Ngay cả khi không có tiền, trả chủ hiệu vẫn vô tư cho sinh viên ký tiếp đến khi ra trường.

Nếu vay dài hạn, từ một tháng trở lên, nếu vay 10 triệu đồng, mỗi ngày phải trả thấp nhất là 5.000 đồng/ngày, khoảng 15%/tháng (gấp 5 lần quy định), có quán lên đến trên 20%/tháng. Sau một tháng phải trả cả gốc lẫn lãi, người đi vay phải trả 11,5 triệu đồng, không trả được thì cứ để gốc đấy ký tiếp. Nếu vay nóng, lãi suất từ 1- 1,5%/ngày, có quán lên đến 2%/ngày tùy theo số tiền vay, sinh viên thân quen, khoa, trường học, vùng miền…

Khi một chủ quán trên đường Lê Quý Đôn, ngay trước cổng ký túc trường Sư phạm, lấy thẻ ra trả, phóng viên thấy 7 bọc thẻ sinh viên, chứng minh thư đựng trong chiếc khay sắt. Anh này bảo: “Mỗi bọc là một khoa đấy, ngày nhiều nhất nhận được 50 thẻ”.

Trước khi cho sinh viên vay nhiều tiền, từ 20 triệu trở lên, những “ông chủ” này dùng "cạ" thân cận của mình, thậm chí cả sinh viên để tìm hiểu, thăm dò gia đình, địa vị kinh tế của đối tượng cần vay. Sinh viên "cắm" nợ nhiều bị kiểm soát thường xuyên từ ở trường đến khu trọ và về tận quê (bằng cách các chủ quán đánh điện về “thăm hỏi” gia đình). Hải, cao thủ lô đề của Nông lâm, kể: "Chỉ cần hết hạn mà không trả lãi hoặc không ký tiếp là bị ráo riết ngay. Như đợt vừa rồi có sinh viên bên khoa Địa chính, nợ lớn, hết hạn chưa có tiền trả lãi bị bọn chủ nợ đánh cho một trận tơi bời, sau đó bạn cùng lớp phải gọi điện về cho gia đình lên trả".

Để lách luật, các chủ thường dùng chiêu không bao giờ ghi lãi suất lên giấy vay tiền. Các chủ cửa hiệu này tính sẵn tiền lãi rồi ghi luôn tổng số tiền (cả lãi cả vốn) vào giấy vay với thời hạn cụ thể. Chẳng hạn khi cho vay 10 triệu trong một tháng, tính cả lãi 0,5%/ngày, các chủ nợ ghi luôn 11,5 triệu đồng.

Theo Ngoisao.net

Theo Ngoisao.net

Bạn có thể quan tâm