Những thùng chứa trứng và phôi được trữ đông bằng nitơ lạnh. Ảnh: Wired. |
Năm 2012, Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM) đưa ra một thông báo quan trọng, rằng không còn coi việc trữ đông trứng là một phương pháp “thử nghiệm”. Trước đó, liệu pháp này chủ yếu dành riêng cho những người phải hóa trị hoặc dùng các phương pháp có thể gây suy nhược.
ASRM cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy trữ đông trứng mang lại tỷ lệ thụ tinh và mang thai tương tự thụ tinh trong ống nghiệm.
Kể từ đó, phương pháp này phổ biến và còn được nhiều công ty hỗ trợ chi phí cho nhân viên đi trữ đông trứng. Số người đi trữ đông trứng tại Mỹ tăng 400%, từ 2.500 người vào năm 2012 lên 13.000 người vào năm 2020.
Tiến sĩ Nicole Noyes, nhà nội tiết sinh sản, người đã đưa bằng chứng về độ hiệu quả của việc đông trứng, nói rằng thời gian đầu, phụ nữ chọn phương pháp này thường khoảng 38 tuổi, nhưng gần đây, số người cần tham vấn về cách đông trứng chủ yếu trong độ tuổi 20.
Dù ngày càng phổ biến, trữ đông trứng là quá trình đòi hỏi gắt gao về sức khỏe, tinh thần và tài chính. Một chu kỳ đông trứng có thể tốn 4.500-8.000 USD, chưa bao gồm chi phí thuốc men. Người chọn phương pháp này cũng phải trả khoảng 500 USD/năm phí bảo quản, theo New York Times.
Các chuyên gia cũng chưa có con số chính xác về tỷ lệ sinh con thành công với trứng được trữ đông. Ngoài ra, nhiều phụ nữ trữ đông trứng nhưng không sử dụng lại trứng này.
Do vậy, có những phụ nữ vui mừng khi chứng kiến đứa con chào đời là kết quả sau khi trữ đông trứng, nhưng cũng có người đã làm mọi thứ chỉ để nhận lại sự thất vọng.
Tự hào vì đã kiên nhẫn chờ đợi
Hiện nay, đa số phụ nữ chọn làm đông trứng nhằm giữ khả năng sinh sản. Năm 2020, chỉ có 6% trong số 13.000 phụ nữ đông trứng tại Mỹ có mục đích tương tự, còn lại là do họ phải làm hóa trị hoặc các liệu pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Jenny Hayes Edwards là một trong những phụ nữ đầu tiên tại Mỹ đi trữ đông trứng không vì mục đích y tế. Khi 34 tuổi vào năm 2009, Edwards dành cả ngày để làm việc kiếm tiền trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy thoái, không có thời gian hẹn hò, kết hôn hay sinh con.
Được người bạn thuyết phục, cô Edwards đã tích góp tiền và quyết định đi trữ đông trứng một năm sau đó.
Đến năm 2020, cô đã có một đứa con gái bằng trứng được trữ đông của mình khi 45 tuổi. Lựa chọn đông trứng giúp Edwards có thời gian ổn định công việc và tìm được người bạn đời thích hợp vào năm 2017.
“Tôi thấy tự vào về bản thân vì đã kiên nhẫn. Khi biết trứng được trữ đông, tôi đã yên tâm hơn về việc hẹn hò, không cần hoảng loạn về những ảnh hưởng do tuổi tác”, cô nói.
Không biết trứng mình được cất ở đâu
Jordan Marie Curry, 35 tuổi, đến từ bang Chicago, đã tham khảo các bác sĩ trước khi cô phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ tử cung. Các bác sĩ khuyến cáo cô nên đi trữ đông trứng để giữ được khả năng sinh sản.
Ban đầu, cô được công ty trả phí bảo quản trứng hàng năm, nhưng khi nghỉ việc, cô phải trả 720 USD để duy trì, kể cả sau khi cô có con vào năm 2020 mà không cần dùng đến trứng trữ đông.
Không phải ai cũng có thể nhận trái ngọt sau khi lựa chọn trữ đông trứng. Ảnh: NBC. |
Cô Curry băn khoăn không biết nên giữ hay bỏ những trứng được trữ. Kể cả khi muốn quyên góp trứng cho những phụ nữ khác, cô cũng gặp rào cản về thủ tục và chi phí hậu cần.
Nơi làm đông trứng của cô Curry và kho lưu trữ là hai địa điểm khác nhau, và cô không có nhiều thông tin về cơ sở lưu trữ.
“Tôi thật sự không biết trứng mình đang được cất ở đâu. Tôi nghĩ có thể là ở bang Illinois”, Curry nói.
Chi trả hơn 20.000 USD chi phí đông trứng và thuốc men khi 35 tuổi, nhưng sau hai lần đi trữ đông trứng, những gì Maura Down nhận lại là nỗi thất vọng, khi trứng không thể sống được sau khi rã đông.
Giờ đây, khi 38 tuổi, cô đang mang thai đứa con mà không cần can thiệp y tế. Khi nói về trải nghiệm đi đông trứng, cô nói rằng mình “đã hối hận”.
Đã cố gắng hết khả năng
Evelyn Gosnell, đến từ San Francisco, lần đầu đi trữ đông trứng vào năm 32 tuổi với hy vọng có con.
Lần đầu tiên, bác sĩ chỉ lấy được 7 trứng, nhưng không nói với cô rằng đây là con số thấp hơn mức trung bình. Phụ nữ dưới 38 tuổi có thể thụ thai sau khi trữ đông trứng thường lấy được 10-20 trứng mỗi chu kỳ.
Cô Gosnell sau đó có thêm 2 lần đông trứng vào năm 36 tuổi và 38 tuổi. Sau 3 lần, cô có được 30 trứng có thể trữ đông. Ngay cả bác sĩ phụ khoa cũng ấn tượng với con số này, nói rằng khả năng có em bé dường như “trong tầm tay”.
Tuy nhiên, không gì có thể đảm bảo trứng được trữ đông có thể sống sau quá trình rã đông, hay cũng chưa thể chắc chắn điều gì ngay cả khi trứng đã thụ tinh và phát triển thành phôi nang.
Sau khi tốn 45.000 USD để trữ đông trứng và 15.000 USD để rã đông và thụ tinh, cô Gosnell nhận được thông báo từ bệnh viện, nói rằng phôi nang duy nhất tạo ra được có dấu hiệu bất thường. Điều này khiến quá trình trữ đông trứng của cô không mang lại kết quả mong muốn.
Giờ đây, cô Gosnell, hiện 41 tuổi, trải qua hai đợt thụ tinh trong ống nghiệm và có hai phôi mang nhiễm sắc thể bình thường. Cô cho biết mình rất cố gắng để có con, đi châm cứu, nghe podcast, đọc sách về sinh sản. Song, cô cũng mang tâm trạng lẫn lộn giữa lạc quan và hiện thực.
“Bạn biết rằng mình đã làm mọi thứ có thể. Sau đó, bạn chỉ cần chấp nhận và buông bỏ”, Gosnell nói.
Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước
Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.