Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh 'người cây' khủng khiếp ám ảnh cậu bé 7 tuổi

Cậu bé Ripon Sarker (Bangladesh) bắt đầu mắc bệnh "người cây" từ 3 tháng tuổi, nhưng đến năm 7 tuổi, các bác sĩ mới chẩn đoán chính xác tình trạng của em.

Ripon Sarker, 7 tuổi, sinh sống ở làng Pirgaj Upazila, tỉnh Thakurgaon,  Bangladesh, mắc phải căn bệnh mang tên khoa học là Epidermodysplasia Verruciformis, hay còn gọi là "người cây".

Tình trạng này khiến cơ thể cậu bé mọc đầy mụn cóc cứng có vảy. Đây là dạng rối loạn cực hiếm, khiến nhiều vùng da, thường là ở tay và chân, bị chai sần, nứt nẻ, cứng như vỏ cây.

"Cháu không thể tự cầm thức ăn hay tắm rửa"

Mahendra Roy, cha của Ripon, cho biết mụn cóc bắt đầu phát triển khi cậu bé mới được 3 tháng tuổi. Chúng mọc trên lòng bàn tay và chân, sau đó ngày càng lớn hơn và lan rộng. Nhưng các bác sĩ địa phương không thể chẩn đoán chính xác bệnh đến khi cậu bé được 7 tuổi. Khi đó, gia đình đã đưa Ripon đến Bệnh viện Dhaka ở thủ đô của Bangladesh.

"Nguoi cay" nho tuoi nhat the gioi anh 1
Ripon mắc chứng "người cây" từ khi 3 tháng tuổi. Ảnh: Dailymail.

Lúc này, các triệu chứng của bệnh đã khá nặng. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán Ripon mắc chứng "người cây". Cậu bé được cho là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc căn bệnh kỳ lạ này trên thế giới.

Các mụn cóc chai sần, nứt nẻ khiến bàn tay và chân của Ripon biến dạng, cậu không thể tự mình đi lại hay ăn uống. "Cháu đi lại rất khó khăn và không thể tự tắm rửa hay cầm được thức ăn bằng tay. Cháu cũng không có bạn bè, thậm chí phải nghỉ học thường xuyên", Ripon cho biết.

Các bác sĩ hy vọng sau phẫu thuật, tình hình của Ripon sẽ khá hơn bởi mụn cóc chưa dày đặc đến mức che phủ toàn bộ bàn tay, chân.

Tuy nhiên, Samanta Lal Sen, điều phối viên khoa Bỏng và Phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Dhaka, cho biết hoàn cảnh kinh tế của gia đình Ripon rất khó khăn. Đó là một trong những lý do khiến cha mẹ không thể đưa cậu bé đến bệnh viện để điều trị sớm hơn.

"Hoàn cảnh khó khăn cũng khiến cậu bé bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự phát triển về thể chất vì thế mà cũng bị cản trở. Bé cần được bổ sung dinh dưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật, ít nhất là bổ sung máu", Samanta chia sẻ.

"Nguoi cay" nho tuoi nhat the gioi anh 2
Ripon không thể cầm nắm thức ăn hay tự sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Dailymail.

Bệnh "người cây" là gì?

Bệnh "người cây" có tên khoa học là Epidermodysplasia Verruciformis (EV). Nó được các bác sĩ Felix Lewandowsky và Wilhelm Lutz phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1920.

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là virus HPV (Human Papillomavirus), có khả năng làm hạn chế hệ miễn dịch ở cơ thể người. EV là dạng rối loạn da hiếm gặp và di truyền, tạo ra các tổn thương giống như mụn cóc ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Theo tạp chí Health, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân "người cây" sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư da ác tính. Theo thống kê, 50% trường hợp người bệnh này phát triển ung thư da, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Căn bệnh "người cây" có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em. Hơn một nửa các trường hợp mắc bệnh EV là trẻ em trong độ tuổi 5-11. 1/4 số người mắc bệnh EV xuất hiện các triệu chứng đầu tiên ở tuổi dậy thì. Nam và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh EV ngang nhau.

Tiến sĩ Whitney High, phát ngôn viên của Học viện Da liễu Mỹ, cho biết EV không phải là bệnh truyền nhiễm. Bạn sẽ không thể mắc căn bệnh này từ "người cây" hoặc bất kỳ ai khác.

Vì bệnh "người cây" là tình trạng di truyền, rất ít người có các gen bất thường của bệnh. Do đó, khó ngăn ngừa tình trạng rối loạn này. Nếu có thành viên gia đình mắc bệnh hoặc biết rằng cha mẹ có gen EV bất thường, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra sớm.

Theo Trung tâm Thông tin về Bệnh di truyền và Bệnh hiếm gặp, chưa biết chính xác có bao nhiêu người mắc EV. Khoảng 200 trường hợp được báo cáo cho đến nay.

Căn bệnh 'người cây' khủng khiếp đeo bám chàng trai trẻ Một người đàn ông ở Bangladesh mặc dù đã phải trải qua 24 lần phẫu thuật loại bỏ mụn cóc khỏi cơ thể nhưng căn bệnh vẫn tái phát trở lại.

Cuộc sống bế tắc của những người bị 'mọc rễ cây'

Có vẻ ngoài xấu xí và không thể tự làm công việc hàng ngày, những "người cây" luôn sống trong tự ti, mặc cảm vì bị mọi người kỳ thị, xa lánh.



Phương Mai

Bạn có thể quan tâm