Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh theo Quang Hùng MasterD suốt 9 năm

Chứng rối loạn thần kinh thực vật khiến ca sĩ Quang Hùng MasterD bị run tay, phải uống thuốc và điều trị trong thời gian dài nhưng vẫn chưa khỏi hoàn toàn.

Quang Hùng MasterD cho biết bị rối loạn thần kinh thực vật từ 9 năm trước. Anh vẫn đang điều trị vì chưa khỏi hoàn toàn, chỉ đạt hơn 80%. Ảnh: FBNV.

Mới đây, trong chương trình 2 ngày 1 đêm, ca sĩ Quang Hùng MasterD chia sẻ anh mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

"Tôi bị bệnh này từ 9 năm trước do làm nhạc DJ quá nhiều, ở trong phòng quá nhiều. Đến một ngày tôi đi đo điện tâm đồ thì bác sĩ bảo tôi bị rối loạn thần kinh thực vật. Lúc lên sân khấu là tay tôi run nhưng bây giờ đỡ hơn rồi".

"Lúc ở quê, tôi từng uống thuốc bắc và thuốc tây vẫn không đỡ. Sau đó, tôi vào TP.HCM lập nghiệp, bệnh tình đỡ hơn", anh chia sẻ thêm. Nam ca sĩ nói cách chữa bệnh hiệu quả nhất là trực tiếp đối diện với nó.

Một phần trong quá trình trị bệnh yêu cầu Quang Hùng phải ra ngoài, gặp gỡ giao tiếp với nhiều người. Từ đó, bệnh tình có thuyên giảm nhưng chưa hết hẳn. Hiện, anh vẫn điều trị vì chưa khỏi hoàn toàn, chỉ đạt hơn 80%.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thống thần kinh thực vật, hay thần kinh tự chủ (ANS), kiểm soát một số chức năng cơ bản, bao gồm: nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, tiêu hóa, cảm giác.

ANS cung cấp kết nối giữa não và các bộ phận cơ thể nhất định, bao gồm cả các cơ quan nội tạng. Ví dụ, nó kết nối với tim, gan, tuyến mồ hôi, da và thậm chí cả các cơ bên trong mắt của bạn.

Theo Healthline, rối loạn thần kinh thực vật phát triển khi các dây thần kinh của ANS bị tổn thương. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn thần kinh tự chủ hay rối loạn thần kinh chức năng. Rối loạn thần kinh thực vật có thể ở mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

Nó có thể ảnh hưởng một phần hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Đôi khi rối loạn thần kinh thực vật gây ra các vấn đề tạm thời và có thể hồi phục được. Một số trường hợp khác có thể mạn tính và tiếp tục xấu đi theo thời gian. Bệnh tiểu đường và bệnh Parkinson là hai ví dụ về tình trạng mạn tính có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật, bao gồm:

  • Uống rượu
  • Mất nước
  • Căng thẳng
  • Mặc quần áo bó sát
  • Môi trường nóng
  • Sử dụng thuốc không dùng trong y tế (đặc biệt là các thuốc làm chậm hoạt động của hệ thần kinh như benzodiazepin hoặc thuốc phiện).

Triệu chứng điển hình

Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng một phần nhỏ hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh bao gồm:

  • Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng lên, hoặc hạ huyết áp thế đứng
  • Mất khả năng thay đổi nhịp tim hoặc không gắng sức được khi tập thể dục
  • Đổ mồ hôi bất thường, có lúc mồ hôi quá nhiều, có lúc quá ít
  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc khó nuốt
  • Các vấn đề về tiết niệu, chẳng hạn khó bắt đầu đi tiểu, tiểu không tự chủ và không làm trống bàng quang hoàn toàn
  • Các vấn đề sinh dục ở nam giới như khó xuất tinh hoặc khó duy trì sự cương cứng
  • Các vấn đề sinh dục ở nữ giới như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái
  • Các vấn đề thị lực, chẳng hạn nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.

Bạn có thể gặp phải một hoặc tất cả triệu chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân và ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng như run cơ và yếu cơ có thể xảy ra do một số loại rối loạn thần kinh thực vật.

Roi loan he than kinh anh 1

Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng lên là một trong những triệu chứng điển hình cảnh báo rối loạn thần kinh thực vật. Ảnh: Thelist.

Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Theo Cleveland Clinic, rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng không thể đoán trước được. Một số người có thể gặp các triệu chứng thường xuyên. Những người khác có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm mà không có triệu chứng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể là vấn đề nhỏ. Nhưng một số dạng hoặc nguyên nhân - đặc biệt là các tình trạng mạn tính hoặc không thể chữa khỏi - có thể có tác động lớn hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc tham gia các hoạt động bạn yêu thích.

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến các quá trình quan trọng của cơ thể nên có nhiều biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng nghiêm trọng thường bao gồm:

  • Vấn đề về nhịp tim (quá nhanh, quá chậm hoặc không đều)
  • Ngất xỉu (có thể dẫn đến chấn thương do té ngã)
  • Khó thở
  • Tiêu hóa bị gián đoạn, có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy
  • Chức năng thận bị gián đoạn, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tiểu không tự chủ.

Ăn chuẩn ít bệnh

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

7 điều kỳ lạ xảy ra với nam giới sau khi 'lên đỉnh'

Nghẹt mũi, đau đầu, u sầu và lo lắng là một số điều gây ngạc nhiên mà nam giới gặp phải trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Hàng chục y bác sĩ cúi đầu tri ân người đàn ông chết não

Dù được các bác sĩ tích cực điều trị, người công nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi. Gia đình anh đã hiến tặng tim, gan, thận để hồi sinh 4 người khác.

Các món ngon dễ làm từ thịt heo xay

Các món ăn từ thịt heo xay đều dễ làm, tốn rất ít thời gian của người nội trợ nhưng lại dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều lứa tuổi.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm