Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Căn hộ quan tài' làm khó người Hong Kong trong đại dịch

Sự kết hợp giữa diện tích sống chật hẹp và biến chủng Omicron có thể đẩy Hong Kong rơi vào cảnh "vỡ trận".

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất ở Hong Kong đã khiến hàng chục nghìn bệnh nhân chật vật để cách ly với gia đình, theo Bloomberg.

Do bệnh viện quá tải, nhiều F0 phải tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không gian sống chật hẹp khiến quá trình hồi phục của người Hong Kong trở nên khó khăn gấp bội.

can ho quan tai lam kho nguoi Hong Kong anh 1

Trung bình diện tích chỗ ở cho mỗi người dân Hong Kong là khoảng 15 m2. Ảnh: Edward Wong/SCMP.

Bài toán cách ly tại nhà

Trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung ở Penny’s Bay, Lam, một giáo viên ở độ tuổi 20 dương tính với Covid-19, phải ở nhà suốt tuần qua. Cô sống trong căn hộ 2 phòng ngủ rộng khoảng 28 m2 với bố mẹ và em trai.

Để cách ly Lam một cách hiệu quả nhất, em trai cô phải ngủ ngoài phòng khách thay vì chung phòng với cô như trước kia.

Lam ăn uống riêng và chỉ ra khỏi phòng ngủ nếu cần dùng nhà vệ sinh. Cô cẩn thận dùng thuốc tẩy cọ sạch nhà vệ sinh sau mỗi lần sử dụng nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm tới gia đình.

“Tôi cảm thấy rất căng thẳng và luôn mang cảm giác có lỗi vì gây rắc rối cho các thành viên gia đình. Nếu sống một mình, tôi sẽ không gặp vấn đề gì trong việc tự cách ly”, cô chia sẻ.

Lam không phải người duy nhất. Việc người trẻ chung sống với gia đình là điều phổ biến ở Hong Kong, nhất là khi giá bất động sản và tiền thuê nhà quá cao để họ có căn hộ của riêng mình.

can ho quan tai lam kho nguoi Hong Kong anh 2

Người Hong Kong đối mặt nguy cơ thiếu hụt một số loại thực phẩm khi nhiều lái xe từ đại lục dương tính với Covid-19. Ảnh: AP.

Thành phố này có thị trường nhà ở đắt nhất thế giới vào năm 2020, với mức giá gấp hơn 20 lần thu nhập trung bình của hộ gia đình.

Không gian sống nơi đây nổi tiếng là chật hẹp cho 7,4 triệu dân. Năm 2016, trung bình diện tích chỗ ở cho mỗi người dân là khoảng 15 m2. Con số này chưa bằng 1/2 so với ở thành thị Trung Quốc - trung bình 39,8 m2/người.

Tại Kowloon, khu vực đông đúc nhất Hong Kong, trung bình 49.060 người sinh sống trên mỗi km2 vào năm 2020, so với mức 7.485 của Singapore vào năm 2021. Điều này kết hợp với biến chủng Omicron dễ lây lan sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát rất lớn.

Các quận ở Kowloon như Sham Shui Po và Yau Tsim Mong là nơi xuất hiện nhiều trường hợp mắc Covid-19 nhất, đồng thời quy tụ nhiều căn hộ siêu nhỏ, ngột ngạt và được thiết kế tệ nhất thành phố.

Hong Kong "vỡ trận"

Sau nhiều tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng, sự bùng phát dịch bệnh ở Hong Kong những tuần gần đây khiến các cơ sở cách ly kín chỗ.

Trong cuộc họp giao ban hôm 22/2, Đặc khu trưởng Carrie Lam cho biết khoảng 30.000 bệnh nhân Covid-19 đang đợi ở nhà.

can ho quan tai lam kho nguoi Hong Kong anh 3

Bệnh nhân Covid-19 nằm trên giường bệnh bên ngoài Trung tâm Y tế Caritas (Hong Kong) vào ngày 16/2. Ảnh: Peter Parks/AFP.

Đến nay, chính quyền địa phương vẫn kiên định với chính sách “Zero Covid-19” để có thể sớm mở lại biên giới với Trung Quốc càng sớm càng tốt.

Theo Bloomberg, các quan chức Trung Quốc nói với những người đồng cấp Hong Kong rằng có lẽ thành phố cần có một cuộc phong tỏa để ngăn chặn số lượng ca nhiễm gia tăng.

Chính quyền Hong Kong cũng thừa nhận đã chuẩn bị một số quy định cần thiết nhằm giữ chân người dân ở nhà nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hong Kong đang nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc để tăng cường khả năng cách ly kiểm dịch. Chính phủ Trung Quốc đã ủy nhiệm một nhóm chịu trách nhiệm xây dựng 10.000 phòng cách ly và điều trị Covid-19 tại Penny’s Bay và Kai Tak Cruise Terminal.

Khoảng 20.000 phòng nữa được bố trí tại các khách sạn, trung tâm thể thao và khu nhà ở công cộng mới hoàn thành, chính quyền Hong Kong cho biết hôm 19/2.

can ho quan tai lam kho nguoi Hong Kong anh 4

Nhiều người Hong Kong đổ xô đến cảng vịnh Thâm Quyến và chờ hàng giờ đồng hồ để qua Trung Quốc, chạy trốn làn sóng dịch Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng ở đặc khu. Ảnh: SCMP.

Người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong cho biết các bệnh viện ông sẽ ưu tiên cho bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhi trong tình trạng nghiêm trọng.

Những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ sẽ được yêu cầu chờ đợi và tự chữa tại nhà.

Tình hình dịch bệnh lúc này càng làm nổi bật cái khó của chính quyền Hong Kong đối với chính sách "Zero Covid-19" và cung cấp nhà ở tươm tất, giá cả phải chăng - cũng vốn là 2 ưu tiên mà Bắc Kinh nhìn nhận Hong Kong.

Trước làn sóng dịch bệnh mới nhất, Bắc Kinh nhấn mạnh sự cần thiết của Hong Kong trong việc cải thiện nhà ở.

Ngoài ra, nhiều người không tin rằng chính quyền Hong Kong có thể kiềm chế dịch bệnh trong tương lai gần.

“Thật là hỗn loạn. Thành phố muốn ‘Zero Covid-19’ nhưng chẳng đủ nguồn lực hoặc tài nguyên để thực hiện điều đó", giáo viên Lam nói.

can ho quan tai lam kho nguoi Hong Kong anh 5

Lai cùng chồng và 2 con chung sống với 9 hộ gia đình khác ở căn hộ 75 m2 tại quận Sham Shui Po. Ảnh: Xiaomei Chen.

Chi phí nuôi con ở Trung Quốc cao hơn Mỹ, Pháp, Đức

Do chi phí sinh hoạt đắt đỏ, trung bình các hộ gia đình ở Thượng Hải (Trung Quốc) tốn tới 1,03 triệu NDT để nuôi dạy một đứa trẻ từ khi lọt lòng đến năm 18 tuổi.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm