Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cẩn thận khi đi ôtô qua vùng nước ngập

Lái ôtô đi qua vùng ngập nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây hỏng hóc hay giảm chất lượng của xe.

Điều khiển ôtô qua vùng nước ngập sâu là một trong những nỗi lo lớn với người sử dụng xe tại Việt Nam.

Có nhiều ôtô chết máy sau khi đi qua vùng ngập nước, trong khi những xe khác thì không chết máy dẫn đến tâm lý chủ quan, bỏ qua các bước kiểm tra cần thiết nhất để đảm bảo xe có thể vận hành ổn định và không bị giảm chất lượng.

Nhiều trường hợp chủ xe đã phải tốn hàng chục triệu để khắc phục ôtô bị ngập nước. Hãy cùng điểm qua một số hạng mục cần kiểm tra sau khi đi qua vùng nước ngập.

Xe đi qua vùng ngập nước nhưng không chết máy

Tuy xe không chết máy ngay khi di chuyển qua các vùng ngập sâu, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hỏng hóc hệ thống điện cũng như giảm chất lượng của các chi tiết trong xe.

Để chắc chắn xe không bị ảnh hưởng, người sử dụng nên đưa xe đến các xưởng dịch vụ và sửa chữa để tiến hành kiểm tra xe tổng quát.

xe di qua vung ngap nuoc anh 1

Các phương tiện chật vật di chuyển trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Ảnh: Nguyễn Kiên.

Tại xưởng sửa chữa, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể tình trạng xe. Trước tiên, phần khoang máy sẽ được lưu ý kỹ. Kiểm tra khu vực cổ hút gió và lọc gió có bị ướt không. Nếu hai khu vực này không bị ướt thì xe có thể tiếp tục di chuyển. Chú ý kiểm tra thêm phần ắc quy xem có bị có bị nước vào không, nếu có thì cần lau khô để tránh chạm chập điện.

Trong trường hợp cổ hút gió bị ướt mà lọc gió vẫn khô thì tiến hành lau khô khu vực bị ướt. Tiếp theo cần kiểm tra ắc quy có bị ướt không để lau khô, kiểm tra dầu nhớt xem có bị đổi màu hay không, hay có xuất hiện sủi bọt thì cần thay dầu máy.

Trường hợp xấu nhất là cổ hút gió bị ướt, lọc gió bị ướt, phải thực hiện việc tháo các cọc điện ắc quy, tiến hành tháo bugi và đề máy khởi động máy) để đẩy nước trong buồng đốt ra ngoài, sau đó vệ sinh buồng đốt rồi lắp lại bugi. Khu vực cổ hút gió và cả hê thống nạp khí sẽ được vệ sinh xì khô và thay lọc gió mới.

Ở phần gầm xe, sẽ tiến hành kiểm tra các cao su chụp bụi, ngăn nước. Nếu các cao su đó bị rách , ngấm nước sẽ làm cho nước bị lẫn vào bên trong các cơ cấu gây ra ăn mòn, bôi trơn kém, hoen rỉ và hoạt động kém chính xác. Khi đó sẽ cần thay thế các cao su nào bị hư hỏng.

Ngoài ra, cần kiểm tra các giắc điện xem có bị ngấm nước hay bị ướt không, cần tiến hành vệ sinh, xì khô, sau đó lắp lại để đảm bảo không bị chạm chập và đảm bảo độ bền cho hệ thống điện của xe. Chi phí xử lý tình huống này sẽ không lớn và thời gian xử lý cũng nhanh gọn.

xe di qua vung ngap nuoc anh 2

Nhiều lái xe không xác định được mức nước của vùng ngập hoặc cố tình đi vào vùng ngập nước sâu sẽ làm cho xe ôtô bị chết máy. Ảnh: Thạch Thảo.

Khi di chuyển qua vùng ngập nước sâu, ít nhiều thì trong xe có thể bị ngấm nước. Đối với trường hợp nước vào trong sàn xe, phải thực hiện việc vệ sinh để tránh chập điện gây nguy hiểm.

Các hạng mục cần làm là tháo giắc điện để vệ sinh và xì khô, tháo ghế và lột các tấm thảm sàn và tấm cách âm ( thường là bằng nỉ) để vệ sinh và phơi khô. Bên cạnh đó cần kiểm tra xem có bị chập điện ở đâu không sau khi đã lắp lại hệ thống điện bên trong thân xe.

Xe đi qua vùng ngập nước và chết máy

Nhiều lái xe không xác định được mức nước của vùng ngập hoặc cố tình đi vào vùng ngập nước sâu sẽ làm cho xe ôtô bị chết máy. Trường hợp này nếu không xử lý đúng cách sẽ gây hư hỏng nặng cho xe và chi phí sửa chữa sẽ rất lớn.

Nếu xe đi vào vùng ngập nước và chết máy, hãy tắt chìa khóa, tắt hết các thiết bị điện bên trong xe và gọi điện cho xe cứu hộ để được đưa xe về xưởng sửa chữa. Các hạng mục cần kiểm tra đối với trường hợp này cũng tương tự đã nêu ở trên, nếu động cơ chưa bị thủy kích thì sẽ tốn ít chi phí và thời gian sửa chữa sẽ nhanh chóng.

xe di qua vung ngap nuoc anh 3

Chi phí sửa chữa cho xe bị ngập nước là khá cao và làm giảm giá trị bán lại. Ảnh: Chí Hùng.

Trường hợp động cơ bị thủy kích hoặc xe bị chết máy khi ngập nước mà lái xe cố tình khởi động lại máy sẽ gây thủy kích thì sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Nếu nhẹ thì sẽ bị cong thanh truyền (tay biên), nặng thì gãy thanh truyền, vỡ lốc máy và các hư hỏng kéo theo khác.

Cách xử lý trong trường hợp này là sẽ thay thế các chi tiết bị hư hỏng phần động cơ, kiểm tra và vệ sinh hệ thống điện, xử lý phần sàn xe bị ướt (nếu ướt), kiểm tra và thay thế các cao su chụp bụi phần gầm (nếu bị hư hỏng)… Chi phí sửa chữa đối với trường hợp này là nhiều nhất và cũng làm cho giá trị của chiếc xe bị giảm đi nhiều nhất.

Để người lái xe có thể yên tâm sử dụng xe sau khi đi qua vùng ngập nước, hãy tiến hành kiểm tra chiếc xe của mình cẩn thận và xử lý ngày để đảm bảo an toàn, đồng thời hạn chế những chi phí phát sinh nếu xe gặp phải hư hỏng nặng sau đó.

Concept du thuyền lấy cảm hứng từ siêu xe

Du thuyền Naval Yatchs LXT88 có chiều dài 26,8 mét, thiết kế ngoại hình lấy cảm hứng từ những chiếc siêu xe. Nó cũng được trang bị động cơ V12, tốc độ tối đa 77,2 km/h.

Chi tiết McLaren Senna XP phiên bản đặc biệt thứ 4

El Triunfo Absoluto là phiên bản cuối cùng trong bộ sưu tập McLaren Senna XP được sản xuất để tri ân tay đua người Brazil Ayrton Senna.

Hưng Bùi

Bạn có thể quan tâm