Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cẩn thận với chứng đau khớp gối ở người trẻ

Theo thống kê của Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam, 1/3 người trẻ tuổi bị đau khớp gối ít nhất một lần do các thói quen hiện đại như ngồi sai thế, vận động ít hoặc quá sức.

Người trẻ có thể bị viêm, đau khớp gối do ngồi sai thế, vận động ít hoặc quá sức. Ảnh; iStock.

Mới 27 tuổi nhưng chị L.T.T. (TP Buôn Ma Thuột) đã phát hiện bị đau khớp gối từ 3 năm nay.

Ban đầu, chị T. xuất hiện dấu hiệu đầu gối thường xuyên bị nổi đỏ, sưng giống bị phù, lúc chạm vào thấy hơi ấm, đặc biệt là khó duỗi thẳng hay uốn cong đầu gối.

"Sau đó, tôi đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán bị đau khớp gối. Tôi cũng được yêu cầu tôi phải điều trị sớm nếu không muốn gặp nhiều biến chứng khó lường về sau”, cho cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thúy, Trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk, không ít thanh niên vẫn nghĩ người trẻ tuổi ít gặp các vấn đề xương khớp.

Ở độ tuổi này, nhiều người thường cho rằng mình còn rất trẻ, khỏe, chạy nhảy linh hoạt nên không thể bị đau khớp. Tuy nhiên, bác sĩ Thúy cho biết đây là suy nghĩ sai lầm vì bất kỳ hoạt động quá mức hay sai tư thế nào đều dẫn đến tổn thương khớp gối.

Đau khớp gối có thể xuất hiện ở nhiều trường hợp

Triệu chứng của đau khớp gối có thể xuất hiện đồng thời ở 2 bên khớp gối trái và phải hoặc chỉ xuất hiện ở một bên. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc đau âm ỉ.

Nếu tình trạng thoái hóa, viêm khớp tiến triển nặng, mức độ đau càng tăng lên. Ngoài cảm giác đau, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như cứng khớp, sưng nóng, khớp có tiếng kêu lục khục, khó khăn trong vận động….

Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, lớp sụn bị phá huỷ hoàn toàn, vỡ thành nhiều mảnh hoặc bị bào mòn hết. Đầu xương hẹp, chạm sát nhau, có thể chồng lên nhau, dịch bôi trơn rất ít, khớp biến dạng…

Cũng theo bác sĩ Thúy, viêm gân dây chằng và viêm túi dịch là các tổn thương hay gặp ở người trẻ thường xuyên vận động.

nguoi tre dau khop goi anh 1

Bệnh nhân lạm dụng, dùng quá mức và quá sức của khớp gối sẽ dẫn đến đau và viêm khớp. Ảnh: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.

Các loại viêm này sinh ra do người trẻ hoạt động thường xuyên, khiến các dây chằng hay túi dịch làm việc quá sức. Tuy nhiên, những người ít chạy bộ, ít vận động thỉnh thoảng vận động quá sức trong thời gian lâu cũng có thể bị viêm gân hay viêm bao hoạt dịch. Vì vậy, những người tập thể dục thường xuyên nên ở mức độ vừa phải và tăng dần mức độ nếu muốn tập nặng.

Ngoài ra, hay gặp nhất ở người trẻ tuổi là hội chứng đau khớp chạy bộ hoặc vận động quá nhiều, nhất là vận động nặng như nhảy cao, chạy nhảy nhiều làm tăng áp lực lên sụn khớp.

Bên cạnh đó, những lý do khác như đau khớp gối ở thiếu niên, viêm khớp do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do gút.

Ngoài ra, béo phì là một trong những lý do chính gây đau khớp ở người trẻ tuổi vì trọng lượng cơ thể quá nhiều dẫn đến áp lực liên tục lên sụn khớp, lâu dài dẫn đến tổn thương khớp.

Điều trị đau khớp không chỉ cần vận động

Việc chẩn đoán bệnh đau khớp gối chủ yếu dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng.

Việc điều trị đau khớp gối thường gặp là sử dụng thuốc kháng viêm NSAID, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, bó thuốc kết hợp với các máy siêu âm, sóng ngắn, sóng xung kích...

"Bệnh nhân cũng cần sửa tư thế chạy, tập vận động các cơ khớp khác như cơ khớp vùng háng, lưng và chân để hỗ trợ khớp gối”, bác sĩ Thúy cho biết thêm.

Để phòng bệnh đau khớp gối, bác sĩ Thúy khuyến cáo các bạn trẻ nên tập thể dục thường xuyên nhưng vừa phải, tập tăng dần theo khả năng của mình, giữ cân nặng hợp lý.

Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các thành phần tốt cho sụn, khớp và dây chằng như đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hàu, đậu đỗ, rong biển, các loại nấm như mộc nhĩ, nấm hương, nấm đông cô…); bổ sung canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai hoặc trong các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá nhỏ luôn xương, tép nhỏ luôn vỏ, cua đồng, rạm sữa, đậu phụ…

Bên cạnh đó, mọi người cần cung cấp thường xuyên các loại thực phẩm giàu Omega 3; ăn hàng ngày các loại rau củ quả có màu đậm; bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, Glucosamin, Collagen type I…

Khi có dấu hiệu đau khớp gối, người dân cần đi khám và điều trị kịp thời, phòng biến chứng nguy hiểm về sau.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Cụ bà ở Malaysia tử vong vì ăn nhầm cá nóc

Một người phụ nữ 83 tuổi người Malaysia đã tử vong sau khi ăn cá nóc do chồng bà vô tình mua được từ chỗ quen biết.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm