Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cẩn trọng bệnh truyền nhiễm từ muỗi vào mùa

Những cơn mưa gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chính là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết bước vào mùa dịch. Số ca mắc được nhận định sẽ tăng trong thời gian sắp tới.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, tại TP.HCM, hệ thống giám sát dịch bệnh vẫn ghi nhận có khoảng 100-200 bệnh nhân sốt xuất huyết mỗi tuần. Tổng số ca bệnh được báo cáo trong 23 tuần qua khoảng 7.300 ca.

“Những cơn mưa gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chính là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết bước vào mùa dịch hàng năm”, bác sĩ Hưng nói.

BSCKII Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cũng cho biết theo ghi nhận của HCDC, trong thời gian giám sát dịch Covid-19 kết hợp sốt xuất huyết, ngành y tế đã phát hiện vật chứa nước có lăng quăng tại nhiều khu vực dân cư. Do đó, khi mưa xuống, chắc chắn số ca sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian sắp tới.

“Việc phòng chống sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này hết sức cần thiết. Với Covid-19, chúng ta có biện pháp giãn cách xã hội và tiêu diệt mầm bệnh trước khi vào cơ thể. Tương tự với sốt xuất huyết, muốn không mắc bệnh thì ngăn chặn nguồn lây từ muỗi, ngăn không cho muỗi đốt là biện pháp phòng bệnh tốt nhất”, bác sĩ Dũng nói.

dich sot xuat huyet tai TP.HCM anh 1

Sốt xuất huyết đang vào mùa, có thể gây biến chứng nặng nếu phát hiện bệnh muộn. Ảnh: Bích Huệ.

Bác sĩ Dũng cho biết trong tuần 24, thành phố ghi nhận có 114 ca bệnh sốt xuất huyết. Số ca tích lũy đến nay là 7.291 ca, giảm 69,9% so với cùng kỳ năm 2019 (24.191 ca), không có ca tử vong.

Đặc biệt, số ca bệnh trong tuần ở quận 4, 12, Tân Bình, Tân Phú và Hóc Môn tăng nhẹ so với trung bình 4 tuần trước.

Cũng trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 11 phường, xã thuộc 8/24 quận, huyện, tăng 4 ổ dịch mới so với tuần trước.

Tổng cộng 41 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 37 phường, xã thuộc 15/24 quận, huyện. Trong 41 lượt giám sát kiểm dịch tại cộng đồng, ngành y tế ghi nhận duy nhất quận 11 không đạt.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết trong 10 năm trở lại đây, qua giám sát dịch tễ, ngành y tế ghi nhận số lượng lớn người lớn mắc sốt xuất huyết, thậm chí chuyển biến nặng.

Sốt xuất huyết có 2 triệu chứng đặc trưng là sốt và xuất huyết. Trong đó, sốt cao từ 5-7 ngày là dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết nhất.

Khi sử dụng kem xua muỗi, người dân cần lựa chọn kem được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về độ tuổi sử dụng.

“Kem xua muỗi không phải là biện pháp duy nhất bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất xuất huyết. Cách tốt nhất là làm sạch môi trường sống, không để đọng nước làm phát sinh sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua muỗi”, bác sĩ Nga khuyến cáo.

Điều gì xảy ra nếu tất cả loài muỗi biến mất? Nếu tất cả loài muỗi biến mất, tỷ lệ tử vong vì bệnh sốt xuất huyết và sốt rét sẽ giảm đáng kể. Con người cũng sẽ ngủ ngon hơn khi không bị loài muỗi làm phiền.

TP.HCM ghi nhận thêm 9 ổ dịch sốt xuất huyết

TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang bước vào mùa mưa, nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết trên diện rộng có thể xảy ra nếu người dân lơ là, chủ quan.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm