Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Canh từng phút săn vé vào dinh thự mỗi năm chỉ mở một ngày tại TP.HCM

Ngày 21/9, đông đảo bạn trẻ TP.HCM xếp hàng đợi tham quan Dinh Tổng lãnh sự Pháp vào ngày mở cửa duy nhất trong năm.

Dinh thu Phap anh 1

Ngày 21/9, nhân dịp Ngày Di sản châu Âu, Dinh thự Pháp (quận 1, TP.HCM) được mở cửa từ 9h đến 17h30 đón công chúng tham quan. Khác với năm ngoái, bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM, cho biết đơn vị mở thêm 300 suất tham quan. Chỉ chưa đầy một giờ, 1.600 suất đã được đăng ký. Mỗi du khách sẽ có khoảng một giờ để tham quan và phải đăng ký trước.

Dinh thu Phap anh 2

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, Anh Đào (22 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cho biết việc đăng ký khá khó khăn và phải canh từng phút, giây để có cơ hội tham quan kiến trúc cổ này. "Tôi ở tận Thủ Đức, vượt hơn 20 km lên quận 1 để thưởng ngoạn cảnh quan trong dinh ngày cuối tuần. Tôi dự định đi với bạn nhưng quá khó để 'giựt' chỗ nên tôi đành đi một mình", Đào cho hay. Ẩn mình giữa một khu vườn xanh mát, bên dưới những tán cây cổ thụ, Dinh thự Pháp sở hữu 2 mặt tiền đường Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP.HCM. Tòa nhà là ví dụ tiêu biểu của kiến trúc thuộc địa Pháp vào cuối thế kỷ XIX.

Dinh thu Phap anh 3

Dinh thự cao 2 tầng, du khách chỉ có thể tham quan tầng một. Ở từng khu vực, Tổng lãnh sự Pháp bố trí tờ thông tin và được đánh dấu số thứ tự để thuận tiện quan sát. Khu vực hành lang bên ngoài được đông đảo khách đợi check-in nhờ có dãy cửa sổ rộng, tầm nhìn ra khu vườn phía trước với cây cổ thụ đồ sộ. Bà Tổng lãnh sự cho biết công trình được thiết kế theo hướng gió để tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ bên trong.

Dinh thu Phap anh 4

Dinh thự có 2 phòng khách, trong ảnh là phòng khách lớn. Ngoài ra, khu vực này còn được trưng dụng làm nơi tổ chức sự kiện với sức chứa khoảng 80 khách. Tại đây, đồ nội thất được trang trí theo phong cách triều Nguyễn. Mỗi vật có nguồn gốc khác nhau. Phần lớn các hiện vật được chuyển đến từ Dinh Noronom, nơi ở của Toàn quyền Đông Dương. Một số vật khác đến từ Lãnh sự quán cũ tại Đà Nẵng, theo Tổng lãnh sự Pháp. Trong đó, nổi bật nhất là bức tranh sơn mài khổ lớn gồm 9 bức ghép lại mang tên Đám rước trong làng (La procession du village) của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993).

Dinh thu Phap anh 7

Các mặt của dinh được thiết kế nhiều cửa sổ nhìn ra khu vườn xung quanh.

Dinh thu Phap anh 8

Sau khi tham quan 2 phòng khách ở mặt trước, du khách được chỉ dẫn đến gian bếp phụ với điểm nhấn là chiếc cầu thang làm bằng gang, bộ khung bằng kim loại gồm nhiều đinh ốc. Vật liệu được cho là lấy từ bộ phận của một tàu chiến hải quân Pháp. Cầu thang này có thể dẫn lên tận phần mái nhà.

Dinh thu Phap anh 9

Lần đầu tiên đến Dinh thự, Vân Đào (28 tuổi, ngụ Bình Thạnh) khá bất ngờ vì lối kiến trúc đặc trưng của Pháp vẫn được gìn giữ đến ngày nay. Cô cho biết đây cũng là dịp để gia đình nhiều thế hệ kết nối với nhau, cùng tìm hiểu về công trình xưa tại TP.HCM.

Dinh thu Phap anh 10

Khu vườn đầy rẫy cây xanh nằm bên hông gian bếp phụ.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

'Làng du lịch tốt nhất thế giới' ở Quảng Bình sinh tồn trong lũ

Mô hình "nhà phao" nổi theo mực nước giúp bà con tại rốn lũ Tân Hóa, Quảng Bình bảo vệ tính mạng và tài sản trước sự ảnh hưởng từ cơn bão số 4.

Olympics 2024 tổ chức ở địa điểm nào, ngoài Paris?

Pháp đăng cai tổ chức Olympics 2024, Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM khai mạc triển lãm "Hướng tới Paris 2024!" vào ngày 6/3, giới thiệu 13 địa điểm thi đấu tại Pháp.

Khương Nguyễn - Tường Vi

Bạn có thể quan tâm