Câu 1: Vua nào đánh hổ dữ cứu dân lành?
Phùng Hưng đánh đuổi quân Đường xâm lược, giành lại độc lập cho nước nhà. Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", trước khi dựng cờ khởi nghĩa, Phùng Hưng từng giúp nhân dân Đường Lâm quê ông đánh đuổi hổ dữ, cứu nguy cho dân làng. |
Câu 2: Vua nào từng giết hổ dữ báo thù cho mẹ?
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu thảo", Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) là vị vua nổi tiếng hiếu thuận trong lịch sử. Ông từng tập hợp dân làng, giết hổ dữ báo thù cho mẹ. |
Câu 3: Cậu bé 15 tuổi từng đánh hổ cứu cha?
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu thảo", năm 15 tuổi, Hoàng Nhật Tể cùng cha và anh trai lên rừng đốn củi, không may cha ông bị hổ tấn công. Hoàng Nhật Tể lao vào đánh nhau với hổ dữ, may mắn cứu được cha. Hành động của ông được triều đình nhà Nguyễn và hậu thế thán phục. |
Câu 4: Vua nào ban thưởng cho Hoàng Nhật Tể 4 chữ "Hiếu - Hạnh - Khả - Phong"?
Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu thảo", hành động liều mình đánh cọp cứu cha của Hoàng Nhật Tể khiến người đương thời thán phục. Chuyện đến tai vua Minh Mạng triều Nguyễn, ông đã ban cho Hoàng Nhật Tể 4 chữ "Hiếu - Hạnh - Khả - Phong" cùng nhiều vàng bạc, châu báu. |
Câu 5. Hoàng Nhật Tể quê ở tỉnh nào hiện nay?
Hoàng Nhật Tể quê ở huyện Phong Lộc (một huyện cũ thời phong kiến ở tỉnh Quảng Bình ngày nay). Ông nổi tiếng là người gan dạ từ nhỏ. Quê hương Quảng Bình của ông cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, từng sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc. |
Câu 6: Danh tướng cùng quê với Hoàng Nhật Tể có công khai khẩn miền Nam?
Trong số các danh tướng nước Việt quê Quảng Bình, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) đã góp công lớn khai khẩn nên nhiều vùng đất ở Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn... ngày nay. |