Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện đằng sau thành công của ‘Zootopia’ và Walt Disney

Bộ phim hoạt hình mới của xưởng Walt Disney đang trên đường trở thành bom tấn phòng vé. Nhưng phía sau thành công ấy có công không nhỏ của Pixar.

Trở lại năm 2006, công ty mẹ Walt Disney bỏ ra 7,6 tỷ USD để thâu tóm xưởng hoạt hình Pixar, đơn vị đang làm mưa làm gió trên thị trường khi ấy nhờ hàng loạt cú hit như Toy Story (1995), Toy Story 2 (1999), Monster, Inc. (2001), Finding Nemo (2003) và The Incredibles (2004).

‘Zootopia’ xác lập kỷ lục doanh thu mới cho Walt Disney

Không những hạ được ngôi “Deadpool”, bộ phim hoạt hình mới còn phá kỷ lục doanh thu ra mắt tại Bắc Mỹ của xưởng Walt Disney vốn trước đó thuộc về “Frozen”.

Trong cuối tuần qua, bộ phim ăn khách nhất khu vực Bắc Mỹ cũng như trên toàn thế giới là Zootopia của xưởng Walt Disney. Đây là thành công tiếp theo dành cho họ sau những Tangled (2010), Wreck-It-Ralph (2012), Frozen (2013) và Big Hero 6 (2014).

Trên thực tế, không có sự chuyển giao quyền lực nào hết giữa hai xưởng phim hoạt hình. Có lẽ Walt Disney chẳng thể gặt hái thành công như bây giờ nếu như phi vụ thâu tóm năm 2006 không xảy ra.

ky phuc hung thu hai cua Walt Disney anh 1
Cùng với Tangled, Frozen hay Big Hero 6, thành công vang dội lúc này của Zootopia đã đưa Walt Disney tới "kỷ phục hưng thứ hai". Ảnh: Disney

Zootopia và bốn tác phẩm trước đó của xưởng Walt Disney có sự tham gia của nhiều nhân sự vốn thuộc Pixar. Chẳng hạn như Ed Catmull và John Lasseter, những người chịu trách nhiệm cho tất cả các tác phẩm hoạt hình đến từ Disney lúc này. Dave Hollis, giám đốc phát hành của Disney, cho biết: “Xưởng Walt Disney đang chiếm ưu thế. Lý do bởi lúc này họ tập trung sản xuất những câu chuyện độc đáo, có bối cảnh sáng tạo, mang tiếng nói riêng biệt”.

Khi phi vụ thâu tóm Pixar xảy ra, phố Wall từng đặt ra câu hỏi rằng liệu Disney có quá vội vàng khi bỏ ra một số tiền lớn như vậy hay không. Đó là thời điểm mà xưởng hoạt hình Walt Disney đang rơi xuống điểm đáy với những Home on the Range, Atlantis: The Lost Empire, Treasure Planet hay Brother Bear. Thời kỳ hoàng kim trong thập niên 1990 với The Lion King hay Beauty and the Beast đã là quá xa xăm và dường như là điều họ không bao giờ có thể đạt được trở lại, nhất là khi Pixar liên tục trình làng những tác phẩm ấn tượng.

Nhưng sự có mặt của Catmull và Lasseter, kéo theo một số nhân sự khác, đã tạo ra quá trình “Pixar hóa” Walt Disney. Điều quan trọng là bộ đôi tìm ra được những người kể chuyện tuyệt vời và tạo ra chuỗi tác phẩm ấn tượng mà mới nhất là Zootopia. Có thể Frozen được phóng tác từ câu chuyện cổ tích Bà chúa tuyết của Hans Christian Andersen, hay Big Hero 6 vốn dựa trên một loạt truyện tranh của Marvel, nhưng không ai có thể phủ nhận sự sáng tạo trong nội dung mà Walt Disney đem lại.

‘Zootopia’ - Siêu phẩm mới từ xưởng hoạt hình Walt Disney

Sau những “Tangled”, “Wreck-It-Ralph”, “Frozen” hay “Big Hero 6”, Walt Disney nối dài chuỗi phong độ ấn tượng bằng tác phẩm lấy bối cảnh xã hội động vật giống y như loài người.

Thành tích 1,2 tỷ USD toàn cầu của Frozen hệt như một câu chuyện cổ tích, Big Hero 6 khéo léo kết hợp những yếu tố của hoạt hình Nhật Bản và thu 657,8 triệu USD, cũng như bất ngờ giành giải Oscar năm 2014, Wreck-It-Ralph đưa khán giả về thế giới của các trò chơi điện tử 8-bit và thu 471,2 triệu USD. Giờ thì sau khoảng hai tuần trình chiếu, Zootopia đã có được 232,5 triệu USD, đồng thời nhận những lời khen có cánh từ giới phê bình.

Có một thực tế rằng thị trường phim hoạt hình đã trở nên chật chội hơn rất nhiều so với hồi đầu thế kỷ XXI. DreamWorks nắm trong tay ba cỗ máy kiếm tiền là Shrek, MadagascarKung Fu Panda, Fox và Blue Sky có Ice Age Rio, còn Universal cùng Illumination có Despicable Me, Minions và sắp tới đây là The Secret Life of Pets

Các nhà sản xuất phim hoạt hình giờ không được phép mắc sai lầm, như lời của giám đốc xưởng DreamWorks là Jeffrey Katzenberg tại một buổi hội thảo hồi tuần trước. Điều đó càng cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của Walt Disney có giá trị đến như thế nào.

‘Chú khủng long tốt bụng’ chắc chắn khiến Disney thua lỗ

Doanh thu lúc này của bộ phim hoạt hình dài thứ 16 đến từ xưởng Pixar chưa thể chạm mức kinh phí sản xuất và khiến các nhà sản xuất cầm chắc thất bại.

Điều oái oăm là khi Walt Disney thắng thế, Pixar lại có dấu hiệu thoái trào. Dĩ nhiên, Inside Out mới được trao giải Phim hoạt hình xuất sắc tại Oscar 2016, cũng như thu 856,8 triệu USD trên toàn cầu. Nhưng một tác phẩm khác của họ trong năm 2015 là The Good Dinosaur lại thất bại thê thảm tại phòng vé và bị giới phê bình lạnh nhạt.

Trong những năm gần đây, Pixar liên tục tung ra các phần tiếp theo, như Cars 2 (2011), Monsters University (2013). Thời gian tới, họ còn dự kiến trình làng Finding Dory (2016), cũng như các phần tiếp theo của Toy Story, Cars The Incredibles. Đột nhiên, người ta không (hoặc chưa) được thấy những ý tưởng nguyên bản từ ông trùm của làng phim hoạt hình. Cũng giống như nhiều đơn vị khác, Pixar nay trở lại khai thác thành công cũ.

Liệu ‘Frozen’ có đưa Disney tới kỷ Phục Hưng thứ hai?

Cùng nhìn lại thời kỳ Phục Hưng của Disney trong cuối thế kỷ 20 để cùng xem liệu hãng phim hoạt hình nổi tiếng đã sẵn sàng gây ra một cuộc cách mạng thứ hai hay chưa.

Walt Disney từng nhiều lần úp mở về Frozen 2 hay Tangled 2. Nhưng trước đó, giờ họ hoàn toàn có thể tận hưởng “kỷ phục hưng thứ hai” từ những thành quả đạt được trong suốt thời gian qua.

Tuấn Lương (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm