Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Câu chuyện xây dựng văn hóa giao thông thời công nghệ

Vào Việt Nam 4 năm, Grab đã thay đổi văn hóa di chuyển của cả tài xế và khách hàng. Nhưng để hành trình này mang đến nhiều “trái ngọt” hơn thì vẫn còn nhiều khó khăn.

Grab anh 1Grab anh 2

Vào Việt Nam 4 năm, Grab đã thay đổi văn hóa di chuyển của cả tài xế và khách hàng. Nhưng để hành trình này mang đến nhiều “trái ngọt” hơn thì vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong thời đại hội nhập, ứng dụng xe công nghệ ngày càng trở nên phổ biến. Và cũng từ đây, nhiều câu chuyện văn hóa giao thông được đề cập.

Grab anh 3

Xe công nghệ ngày càng mở rộng và dần trở thành phương tiện thường xuyên được lựa chọn. Vào thị trường Việt Nam từ 2014, Grab là cái tên quen thuộc trong hành trình di chuyển của khách hàng. Nhiều người đến với phương thức này vì sự tiện lợi, nhanh chóng và nhiều lựa chọn. Khách có thể biết trước số tiền mình phải trả, quyết định đi hoặc không với mức chi trả ấy.

Tuy đã tiếp xúc ngày càng nhiều với ứng dụng công nghệ, nhưng một số thói quen dường như đã ăn sâu vào văn hóa di chuyển của khách hàng đôi khi khiến tài xế công nghệ “dở khóc dở cười”.

Tài xế nam đã khó khăn, nữ tài xế còn vất vả hơn nữa. Đó là trường hợp của chị Trần Thu Thủy (36 tuổi, Hà Nội). Tình cờ thấy thông tin quảng cáo trên mạng xã hội và đăng ký, chị Thủy trở thành tài xế Grab đến tận bây giờ.

Grab anh 4

Theo nghề tài xế công nghệ đã được 2 năm, chị Thủy chia sẻ vì có phần khéo léo và cẩn thận hơn nhiều đồng nghiệp nam, nên chưa bị khách phàn nàn bao giờ. Duy chỉ có điều, nhiều khách hàng thấy tài xế nữ là hủy cuốc, không đi nữa.

“Nhiều khách hàng nam vẫn giữ tâm lý ‘ngồi sau phụ nữ’ khiến tôi lỡ nhiều cuốc xe và ảnh hưởng đến thu nhập. Tôi hy vọng sau quá trình dài sau này khách sẽ thay đổi suy nghĩ với tài xế nữ”, chị Thủy chia sẻ.

Còn với anh Nguyễn Công Kiên, từ Hải Phòng vào Đà Nẵng sinh sống và lập nghiệp, anh đến với Grab và gặp nhiều câu chuyện đầy mới mẻ. Vốn là nhân viên kỹ thuật, anh Kiên tranh thủ thời gian buổi tối chạy Grab để kiếm thêm thu nhập.

Nhưng cơ duyên đến, anh trở thành tài xế hãng xe công nghệ toàn thời gian. Quá trình hơn 6 tháng qua cũng là khoảng thời gian anh được trải nghiệm nhiều điều thú vị.

Theo anh Kiên, thị trường Grab Đà Nẵng đang trong giai đoạn phát triển, nhiều người vẫn quen với việc vẫy tay gọi như phương thức truyền thống. Cũng vì vậy, nhiều trường hợp khi tài xế sắp đến nơi thì dở khóc dở cười vì khách đã “yên vị” trên xe khác. Cánh tài xế công nghệ như Kiên đều mong muốn khách hàng đặt xe qua ứng dụng, để vừa đảm bảo được quyền lợi di chuyển, vừa được bảo hiểm an toàn suốt hành trình và tài xế cũng có thể chủ động phục vụ khách tốt hơn.

Grab anh 5

Không ít lần anh Kiên chạy một quãng đường xa đến đón khách, nhưng gần đến nơi thì khách lại bất ngờ hủy cuốc. Và nhiều lần trong thời gian làm tài ấy, anh rớt hạng khi khách hàng chấm sao thấp vì kẹt xe không thể di chuyển nhanh hơn.

Cũng theo anh Kiên, hầu như chuyện hủy cuốc khi tài xế gần đến hoặc đã đến nơi chỉ có ở khách Việt. Anh đã thực hiện nhiều cuốc xe chở khách nước ngoài, họ yêu cầu tài xế đúng giờ và bản thân cũng không đến muộn.

Hai câu chuyện phản ánh góc rất nhỏ trong văn hóa di chuyển của khách hàng. Để phát huy những điều tích cực dường như đòi hỏi thời gian dài hơn và ý thức của khách hàng thay đổi nhiều hơn nữa. Từ lý do đó, Grab đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích người dùng xây dựng thói quen tích cực khi di chuyển, hạn chế các tư duy tiêu cực khi đặt xe công nghệ, dẫn đến các tình huống “làm khó” tài xế như trên.

Grab anh 6

Nhưng trong hàng trăm chuyến đi hàng năm, mỗi tài xế của Grab cũng như những hãng xe công nghệ khác tìm được niềm vui, động lực từ chính người bạn đồng hành ở đủ lứa tuổi, giới tính và tính cách.

Anh Nguyễn Công Kiên kể, có lần hy hữu anh nhận được cuốc xe cách chỗ đứng hơn 7 km. Khi chạy đến nơi, người phụ nữ trung niên tay bắt mặt mừng khiến anh chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Trên chuyến xe ấy, anh Hưng được kể lại câu chuyện người phụ nữ đi xe khách từ xa tới Đà Nẵng du lịch. Do say xe từ nhỏ, chưa hết tỉnh sau chuyến đi dài, cô lại tiếp tục xây xẩm khi ngồi cáp treo thăm thú. Chính vì vậy, khi gặp một tài xế xe máy đến đón, cô rất vui mừng.

Grab anh 7Grab anh 8

“Nhìn cô tôi vừa thấy thương vừa không nhịn được cười. Nghe xong câu nói ‘giờ bắt ngồi xe hơi tôi thà đi bộ còn hơn’, quãng đường hơn 7 km tôi vừa chạy qua để đón khách không còn dài đến vậy”, anh Kiên hào hứng kể.

Cũng có câu chuyện tương tự là chú Lê Văn Hùng (56 tuổi), quê gốc Sài Gòn. Trước kia, chú làm công việc vận chuyển cho công ty công nghệ sau đó được người bạn giới thiệu nên đã trở thành tài xế Grab. Nhờ nền tảng ở công ty công nghệ trước đó, chú không mấy khó khăn khi bắt nhịp vào vai trò của một tài xế công nghệ. Công việc mới tiếp xúc nhiều người với đủ tính cách cũng khiến cuộc sống của chú thêm nhiều màu sắ

“Trở thành tài xế Grab, tôi kiên nhẫn và bớt nóng hơn rất nhiều. Tôi mong hành khách thông cảm cho tài xế, vì có ngày chạy từ sáng tới chiều cũng thấm mệt”.

Grab anh 9
Trước kia cuộc sống của chú chỉ làm bạn với chiếc xe, cứ vận chuyển từ đợt hàng này tới đợt hàng khác, thui thủi một mình nhiều khi khiến chú thêm cáu gắt. Còn công việc mới lại mang đến cho chú tính kiên nhẫn nhiều hơn.

Từ khi trở thành tài xế Grab, mỗi chuyến xe của chú đều có người trò chuyện, hoặc ít nhất mang đến cảm giác được đồng hành. Niềm vui góp nhặt mỗi ngày một lớn, mà ấn tượng nhất với chú là lần được gọi đến địa chỉ tại quận Bình Thạnh để chở em nhỏ bị liệt. Ban đầu chú e dè không dám chạy tốc độ như bình thường, nhưng em bé lại bất ngờ phát biểu: “Chú cứ chạy bình thường, cháu ngồi cừ lắm”.

Nghe xong câu nói ấy, đôi mắt chú rưng rưng lệ vì sự khâm phục và thương cậu bé. Chú Hùng tâm sự nhờ lần tiếp xúc ấy, chú hiểu rằng xung quanh mình có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn. Họ vẫn biết vượt qua nghịch cảnh và khó khăn, thì mình không lý gì lại đầu hàng trước số phận.

Chuyến xe dừng tại một cửa hàng quần áo, nơi cậu bé làm thêm. Cuốc xe đó, chú Hùng không lấy tiền. Kỷ niệm ấy đi theo và trở thành một phần động lực cho công việc này.

“Công việc này có lúc buồn nhưng cũng không ít niềm vui. Con người chú cũng thay đổi rất nhiều từ khi thành tài xế Grab, kiên nhẫn và bớt nóng hơn rất nhiều. Chú mong gắn bó lâu dài với nghề và khách hàng có thể thông cảm hơn với tài xế, vì có những ngày chạy từ sáng tới chiều cũng thấm mệt”, chú Hùng bộc bạch.

Grab anh 10Grab anh 11

Có mặt tại Việt Nam từ 2/2014, trải qua 4 năm, Grab đã ghi tên mình tại 23 tỉnh thành, tạo việc làm cho 135.000 đối tác tài xế gồm cả các bác tài 2 bánh và 4 bánh. Tại Đông Nam Á, hãng đã có mặt tại 217 thành phố, phục vụ trên 6 triệu chuyến xe mỗi ngày và đã có hơn 100 triệu lượt tải ứng dụng.

Giang Di Linh

Thiết kế: Tường Luật

Bạn có thể quan tâm