Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Câu hỏi khó nhất trong buổi phỏng vấn tuyển dụng

"Đâu là điểm yếu của bạn?" được xem là câu hỏi thách thức hàng đầu với các ứng viên. Họ cần trung thực và cho thấy khả năng cải thiện, phát triển xa hơn trong công việc.

Câu hỏi về điểm yếu thường khiến ứng viên loay hoay tìm cách trả lời phù hợp. Ảnh minh họa: Mart Production/Pexels.

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn việc làm, không ít người mất nhiều ngày để chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần hỏi - đáp. Họ cố gắng luyện tập để có phần trả lời suôn sẻ, đủ sức gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, phần lớn thường chật vật với câu “Đâu là điểm yếu của bạn?”. Theo Protocol, đây được bình chọn là một trong những câu hỏi hóc búa nhất thường xuất hiện trong cuộc sàng lọc nhân sự,

Nếu chuẩn bị bước vào vòng phỏng vấn xin việc mà vẫn chưa biết cách phản hồi khéo léo, bạn có thể cân nhắc một số lời khuyên dưới đây từ Stylist The Muse.

ky nang phong van anh 1ky nang phong van anh 2
ky nang phong van anh 3

Câu hỏi về thế mạnh, điểm yếu thường được sử dụng để đánh giá kỹ năng phản ứng và thái độ trung thực của ứng viên. Ảnh minh họa: Rodnae Productions/Pexels.

Câu hỏi được ưa chuộng

Theo Angela Smith, huấn luyện viên nghề nghiệp kiêm nhà sáng lập Angela Smith Consulting, mục đích chính khi phỏng vấn là để doanh nghiệp hiểu hơn về ứng viên.

Ở góc nhìn của nhà tuyển dụng, những câu hỏi lắt léo, không có chuẩn mực cụ thể là cách xem xét khả năng tư duy, làm chủ tình hình của nhân sự tiềm năng.

“Đôi khi, bộ phận tuyển dụng không quan tâm đến yếu tố bạn chọn để trình bày. Họ sẽ chú tâm vào cách bạn diễn đạt và thuyết phục họ tin vào điều đang được nghe.

Bên cạnh đó, chuyên viên nhân sự nhiều kinh nghiệm cũng dựa vào đây để đánh giá mức độ trung thực và tự nhận thức về bản thân của ứng viên”, Smith nói.

Trong khi đó, chuyên gia tuyển dụng Khyati Sundaram cho kiểu hỏi đáp này là một bài “kiểm tra thần thái”. Đây là cách để nhóm tuyển chọn hiểu, đánh giá tính cách của ứng viên xem liệu họ có thực sự phù hợp với văn hóa công ty.

Tuy nhiên, Sundaram không hoàn toàn đánh giá cao câu hỏi này. Bà cho rằng cá tính chỉ giúp tạo điểm nhấn cho một người trong đời sống và công việc, chứ không cho thấy mức độ tạo ra thành công của họ.

Ngoài ra, kiểm tra thần thái có thể gây ra sự thiếu công bằng khi sàng lọc, bỏ sót ứng viên thực sự phù hợp, nhất là khi bộ phận nhân sự còn non kém.

ky nang phong van anh 4ky nang phong van anh 5
ky nang phong van anh 6

Ứng viên nên tập trung vào hướng cải thiện điểm yếu, thay vì chia sẻ dài dòng. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Hướng trả lời

Dù vậy, câu hỏi về điểm yếu vẫn xuất hiện trong hầu hết cuộc tuyển chọn nhân sự, bất kể doanh nghiệp có quy mô ra sao.

Do đó, nắm bắt cách phản hồi khôn ngoan sẽ giúp ứng viên ghi điểm.

Với Sundaram, lưu ý quan trọng nhất là cân nhắc yếu tố liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

“Hãy tập trung vào một ‘lỗ hổng’ chuyên nghiệp, thay vì nói lan man về những điểm kỳ quặc trong tính cách riêng.

Đọc kỹ bản mô tả công việc là yêu cầu bắt buộc, bởi bạn cần chắc chắn không đề cập đến điều gì đó thực sự cản trở khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí này”, bà nói.

Đồng thời, chuyên gia khuyên các ứng viên nên cho nhà tuyển dụng thấy điểm yếu này có khả năng được cải thiện và sẽ mang về lợi ích cho cá nhân và cả bộ phận.

Chẳng hạn, bạn khẳng định mình ngại nói trước đám đông, nhưng đã đăng ký tham gia khóa học cải thiện kỹ năng, chuẩn bị tốt hơn cho những buổi thuyết trình tại công ty. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm với thái độ chủ động và mong muốn phát triển của bạn vì công việc.

Tương tự, Angela Smith khuyên ứng viên chỉ tập trung nói về một điểm yếu không làm giảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

Hãy chắc chắn rằng bạn thừa nhận thiếu sót của bản thân và bày tỏ nguyện vọng cải thiện. Đồng thời, trung thực trong từng lời nói là chìa khóa để thành công. Chắc chắn, nếu nộp hồ sơ vào những công ty uy tín, bạn hiếm có khả năng qua mắt bộ phận tuyển dụng bằng chiêu trò.

“Nếu ai đó có thể thành thật và đủ sự tự nhận thức để trả lời câu hỏi đó, họ luôn được đánh giá cao về trí tuệ cảm xúc cũng khả năng phát triển sự nghiệp.

Quan trọng hơn hết, đừng nói ‘Tôi là một người làm việc quá chăm chỉ’ hoặc ‘Tôi cầu toàn hơn bình thường’. Chúng khá rập khuôn, và dễ biến bạn thành kiểu ứng viên non nớt, thiếu trung thực và kém thú vị”, bà nói.

Quản lý sai nếu mãi bảo bọc nhân viên

Được bảo bọc quá mức, nhân sự dễ ỷ lại, ảo tưởng về năng lực cá nhân. Trong khi đó, quản lý phải chật vật xử lý rắc rối, thu dọn hậu quả do cấp dưới gây ra.

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Noi kho dien hinh khi lam sep hinh anh

Nỗi khổ điển hình khi làm sếp

0

Quản lý thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng khi liên tục chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, cảm giác cô đơn, không được thấu hiểu cũng là trở ngại với họ.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm