Câu 1: Cây thị hơn 700 năm tuổi, nơi Lê Lợi từng cắt máu ăn thế, nay thuộc tỉnh nào?
Theo Cổng thông tin điện tử huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, năm 1425, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh gặp khó khăn, Lê Lợi đã quyết định kéo quân di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia (Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay) để lập căn cứ. Tại đây, dưới gốc cây thị, Lê Lợi cùng thủ lĩnh địa phương là Nguyễn Tuấn Thiện kết nghĩa anh em, giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề, thể hiện quyết tâm đồng lòng cùng nhau đánh giặc ngoại xâm. |
Câu 2: Cây thị hiện nay thuộc địa bàn xã nào của huyện Hương Sơn?
Cây thị cổ hiện còn ở xóm Kim Sơn 2, xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cây cao khoảng 35-40 m, tán lá rộng 30 m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía dưới gốc cổ thụ, người dân trong vùng lập bàn thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích”. Bốn câu thơ vẫn được người dân lưu truyền để ghi nhớ giai thoại này: “Cắt tóc, giết ngựa trắng / Dưới gốc thị thề nguyền / Nguyện đồng tâm đồng chí / Phá giặc xây cơ đồ”. |
Câu 3: Nguyễn Tuấn Thiện là thủ lĩnh của nghĩa quân nào trước khi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn?
Theo sách "Danh tướng Lam Sơn", Nguyễn Tuấn Thiện (1401-1494) là một trong những khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Ông là người làng Phúc Đậu, xã Phúc Dương nay là xã Sơn Phúc (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Ban đầu, ông là thủ lĩnh của nghĩa quân Cốc Sơn, hoạt động tại vùng núi Hương Sơn. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, ông được vua ban quốc tính (Lê Thiện). |
Câu 4: Khi còn nhỏ, Nguyễn Tuấn Thiện đã...?
Nguyễn Tuấn Thiện sớm mồ côi cha từ nhỏ. Lớn lên trong cảnh nước mất, quê hương bị giặc thống trị tàn bạo, Nguyễn Tuấn Thiện sớm nuôi chí diệt thù. Tại quê nhà, ông tự đứng dậy tập hợp một số bạn bè cùng chí hướng ở quê hương, sớm chiều tập luyện võ nghệ, thành lập đội quân Cốc Sơn để bảo vệ xóm làng trước sự cướp phá của giặc Minh xâm lược. |
Câu 5. Ông đánh tan quân Minh ở núi nào để bảo vệ vua Lê?
Theo sách "Lam Sơn thực lục", khi nghĩa quân Lê Lợi tiến vào vùng đất Hương Sơn, Nguyễn Tuấn Thiện huy động nhân dân khắp vùng tham gia. Đội quân của ông cùng nghĩa quân đã chiến đấu oanh liệt đánh tan quân Minh xâm lược ở Khuất Giang (Núi Nầm), bảo vệ Lê Lợi và nghĩa quân. Sau trận Khuất Giang, Lê Lợi - Nguyễn Trãi dời sở chỉ huy từ động Tiên Hoa đến thành Lục Niên trên dãy Thiên Nhẫn. Theo đà thắng lợi, nghĩa quân Lam Sơn tiến xuống đồng bằng, giải phóng Nghệ An, Thuận Hoá phía Nam, rồi tiến ra Thanh Hoá, Đông Quan…giải phóng hoàn toàn đất nước. |
Câu 6: Nguyễn Tuấn Thiện từng được phong chức vụ nào?
Sau khi quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), ông được phong là Tĩnh nạn Tuyên lực Trung liệt Minh nghĩa Khai quốc Công thần Đô Tổng quản phó Nguyên soái, Trung lãng Đại phu Tá phụng Thánh vệ Đại tướng quân, tước Đại Trí Tự. Sau, ông về quê quy ẩn, mất năm 1494 thời vua Lê Nhân Tông, thọ 93 tuổi. Đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện ở xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. |