Từng là chàng sinh viên tỉnh lẻ, Trúc Hồ ấp ủ giấc mơ đem các môn học bằng tiếng Anh phổ biến đến toàn thể học sinh Việt Nam.
- Cái tên Intertu Education mang ý nghĩa gì và bắt nguồn từ ý tưởng nào?
- Intertu viết tắt của “international” và “tutoring”, là dịch vụ chính của trung tâm từ những ngày đầu thành lập. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là tập trung toàn lực vào việc dạy học và kiểm soát chất lượng nên không đầu tư quá nhiều vào việc suy nghĩ một cái tên thật kêu, ý nghĩa.
Anh Trúc Hồ - CEO Intertu Education. |
- Sau 5 năm thành lập, Intertu Education đạt được những thành tựu tiêu biểu nào?
- 5 năm không phải quãng thời gian quá dài, nhưng cũng đủ giúp Intertu Education khẳng định được chỗ đứng trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Tôi tự hào vì xây dựng được đội ngũ cố vấn học thuật có chuyên môn và tầm nhìn. Đội ngũ giáo viên chủ yếu tốt nghiệp từ nước ngoài và biên soạn chuẩn hóa tài liệu giảng dạy nội bộ, bám sát kiến thức các chương trình quốc tế phổ biến như IB, AP, A-level, IGCSE…
Bộ tài liệu này gồm các bài tóm tắt lý thuyết trọng tâm, bài tập ứng dụng căn bản, dạng bài tập kết hợp nâng cao, ngân hàng câu hỏi và bộ đề thi theo từng năm. Đó là lý do Intertu tự tin có thể củng cố kiến thức và nâng điểm cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên Intertu chủ yếu tốt nghiệp từ nước ngoài và biên soạn chuẩn hóa tài liệu giảng dạy nội bộ. |
- Với nền tảng là kỹ sư công nghệ thực phẩm, cơ duyên nào đưa anh trở thành giáo viên và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc tế?
- Trường đại học luôn cung cấp cho chúng ta nền tảng tốt để vào đời, tôi cũng không ngoại lệ. Tôi không có khó khăn gì khi theo học công nghệ thực phẩm nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ngược lại, theo học chương trình tiên tiến giúp tôi có cơ hội tiếp cận các chương trình quốc tế và bước chân vào lĩnh vực này, đồng thời không ngừng nghiên cứu cho đến khi xây dựng được đứa con tinh thần Intertu.
- Theo anh, việc học Toán và các môn Khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau như thế nào?
- Khác nhiều lắm, điển hình là về nội dung học. Với các chương trình nước ngoài, ở cấp học nhỏ như primary (cấp 1) và lower secondary (từ lớp 6 đến lớp 8 theo hệ Anh), các bé không học nhiều như chương trình trong nước, kiến thức chủ yếu ở dạng tổng quan.
Chỉ đến khi lên đến chương trình trung học quốc tế IGCSE (lớp 9-10), việc học mới bắt đầu nặng dần và khó hẳn vào năm lớp 11-12. Ở các nước phát triển, hầu như 2 năm cuối của cấp 3 thường được gọi là dự bị đại học nên kiến thức 2 năm học này tương đương những năm đại cương đại học.
- Khó khăn lớn nhất khi học các môn bằng tiếng Anh là gì? Có biện pháp nào để khắc phục những khó khăn này?
- Theo kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy các chương trình quốc tế, tôi thấy khó khăn thường gặp nhất ở các em rơi vào 2 trường hợp: Học sinh chuyển sang học trường quốc tế muộn (đến cấp 2 hoặc cấp 3 mới vào học) gặp vấn đề lớn về tiếng Anh chuyên ngành trong hầu hết môn học. Trường hợp thứ 2 là học sinh học trường quốc tế từ nhỏ, đa phần gặp vấn đề về mặt kiến thức như không theo kịp chương trình, khó áp dụng kết hợp các dạng bài tập…
Các em cần chịu khó làm thêm bài tập từ cơ bản đến nâng cao của nhiều giáo trình. Không giống chương trình phổ thông trong nước chỉ học một bộ sách giáo khoa, học chương trình quốc tế có thể tham khảo sách tùy thích từ những nhà xuất bản nổi tiếng, miễn sao đáp ứng kiến thức theo khung chương trình học đề ra.
Trúc Hồ ấp ủ giấc mơ mang Toán và các môn Khoa học bằng tiếng Anh đến gần hơn với học sinh phổ thông. |
- Định hướng của Intertu Education trong 10 năm tới là gì?
- Hiện tại, tôi từng bước thực hiện giấc mơ lớn nhất là mang Toán và các môn Khoa học bằng tiếng Anh đến gần hơn với học sinh trường phổ thông. Cụ thể, Intertu đã thành lập Intertu Academy - thành viên thứ hai trong hệ thống - với sứ mệnh giảng dạy các môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên cả nước theo hình thức song ngữ.
Bằng sự nỗ lực của tập thể, tôi tin 10 năm tới, Intertu sẽ trở thành tổ chức giáo dục trong lĩnh vực giảng dạy các môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh cho học sinh cả nước.
Bình luận