Theo Sohu, sau khi ăn cá, thanh niên họ Vương, ngụ tại Tú Hồng, Túc Thiên, Giang Tô, Trung Quốc, cảm thấy đau bụng. Khi nằm xuống hay thay đổi tư thế thấy, vùng trung vị của anh nhói đau dữ dội.
Bệnh nhân nghĩ mình bị đau dạ dày nên đến cơ quan y tế cơ sở khám và lấy thuốc về nhà uống. Dùng thuốc liên tục trong vài ngày, tình trạng không đỡ, anh đã đến Bệnh viện nhân dân Túc Thiên khám. Tại đây, bác sĩ cho anh chụp X-quang vùng bụng, dạ dày và phát hiện dị vật có hình dáng như móc câu kẹt ở phần đầu ruột non, vị trí hành tá tràng có dấu hiệu phù nề do viêm.
Chiếc móc câu anh Vương nuốt phải khi ăn cá. Ảnh: Sohu. |
Các bác sĩ phải thực hiện mổ ổ bụng để lấy móc câu ra ngoài. Trong quá trình loại bỏ dị vật, bác sĩ nhận thấy phần tá tràng có dấu hiệu kích thích nghiêm trọng. Chiếc móc câu ghim vào thành ruột non gây hoại tử tại chỗ, không thể phục hồi cần cắt bỏ. Chiều dài đoạn ruột non cần cắt lên đến 10 cm. Chiếc móc câu có kích thước khá lớn và kèm theo một đoạn dây dài 20 cm.
Anh Vương cho biết bản thân thói quen ăn uống nhanh. Từ trước đến nay, bệnh nhân không bao giờ nhổ xương cá ra ngoài. Các bác sĩ cũng cho biết dạ dày không phải "máy xay vạn năng". Vì vậy, người dân cần ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo không hóc hoặc nuốt phải dị vật.