Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng trai xăm hình đổi lấy mì tôm, sách vở cho trẻ em nghèo

"Với mỗi hình xăm, các bạn không phải trả bằng tiền mặt, mà thay vào đó là những thùng mì tôm để quyên góp, giúp đỡ trẻ em nghèo ở vùng biên giới Campuchia" - Quang Trung cho biết

Từ bỏ nghề giáo, trở thành thợ xăm

Ngô Quang Trung (sinh năm 1988, quê Thái Bình) từng tốt nghiệp khoa Mỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Tuy nhiên, anh không làm nghề giáo, mà quyết tâm theo đuổi đam mê xăm hình.

Quang Trung cho hay, trong lúc chưa tìm được công việc thích hợp, anh mày mò và nghiên cứu về các hình xăm để giết thời gian. Nhưng càng tiếp xúc, anh càng bị thu hút. Dần dần, chàng trai sinh năm 1988 nhận ra đây mới thực sự là đam mê của mình.

Trung lên thành phố theo học nghề xăm. Quyết định táo bạo này của anh khiến gia đình lo lắng.

“Cha tôi không ngăn cản, bởi ông luôn tin tưởng vào con đường tôi chọn. Tuy nhiên, mẹ buồn phiền nhiều và cho rằng, xăm trổ là giang hồ, hư hỏng nên nhất quyết ngăn cản” - anh nói.

Bị gia đình ngăn cấm nhưng Quang Trung vẫn quyết tâm theo đuổi nghề xăm hình. Ảnh: NVCC.

9X vừa đi học vừa làm giám đốc kiếm 70 triệu đồng/tháng

Đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, song Lê Thị Hương đã gắn mình với nghiệp kinh doanh. Nữ sinh 23 tuổi có thu nhập cao khi làm giám đốc điều hành một công ty sản xuất nấm.

Quang Trung chia sẻ, với sinh viên mới ra trường, không công ăn việc làm, mở một tiệm xăm là điều quá xa vời. Để thắp sáng cho ước mơ của mình, Trung vào Tây Nguyên lập nghiệp. Tại mảnh đất đầy nắng và gió này, anh bắt đầu bôn ba khắp nơi, làm đủ nghề và tự tích lũy vốn sống cho bản thân.

“Lúc đầu, tôi vẽ tranh, làm tiểu cảnh hòn non bộ, rồi sau đó xin làm công ở làng gốm sứ Bát Tràng, mở salon tóc, cửa hàng bán hoa... Tôi làm tất cả chỉ mong muốn có tiền thực hiện ước mơ của mình" - Trung kể lại.

Năm 2011, Trung mở tiệm xăm tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không dễ dàng như dự định. Vì mức sống của người dân nơi đây còn nghèo khó nên chuyện ghi dấu trên cơ thể là khá xa xỉ. Để nuôi dưỡng đam mê, Trung vẫn phải bươn chải, kiếm thêm thu nhập.

Sau 5 năm gắn bó với nghề, hiện tại, mức thu nhập của Trung dần ổn định, không còn bấp bênh như trước. Anh có thể nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình và sống với niềm đam mê của chính mình.

Xăm hình làm thiện nguyện

Quang Trung cho biết, anh sinh ra và lớn lên trong nghèo khó. Hơn ai hết, anh mong muốn có thể nỗ lực, vượt lên hoàn cảnh. Suốt 4 năm, chàng trai sinh năm 1988 góp sức cùng nhiều đội nhóm, hết mình với công tác thiện nguyện. Vừa qua, chiến dịch đổi hình xăm lấy mì tôm giúp trẻ em nghèo của Trung thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.

Chương trình từ thiện của nhóm Trung diễn ra từ ngày 7/7 dương lịch đến hết rằm tháng 7 âm lịch. Như thường lệ, những người đến xăm hình sẽ phải trả 200.000-400.000 đồng cho một họa tiết nhỏ.

Tuy nhiên, với hoạt động này, các bạn không cần thanh toán bằng tiền, mà quyên góp một thùng mì tôm để ủng hộ trẻ em nghèo. Những ai muốn phát tâm thêm bao nhiêu tùy ý song chỉ nhận mì tôm, không lấy tiền mặt. Bạn nào không thích xăm, có thể chọn cho mình bức thư pháp theo ý muốn - Trung sẽ tự tay viết và vẽ.

Mỗi hình xăm được đổi bằng một thùng mì tôm. Ảnh: NVCC
Mỗi hình xăm được quy đổi bằng một thùng mì tôm. Ảnh: NVCC.

Những tình nguyện viên đặc biệt của quán bún bò 1.000 đồng

“Tranh thủ vắng khách ra ăn ngay đi, không ăn là lần sau không cho giúp việc ở đây nữa đâu đấy” – tiếng cô chủ quán quát mỗi khi vắng khách.

Quang Trung chia sẻ: “Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã quyên góp được 45 thùng mì cho các cháu. Có những bạn không xăm hình nhưng vẫn mang mì tôm đến ủng hộ. Hành động này khiến tôi rất vui mừng. Trong thời gian tới, tôi mong muốn sẽ có đủ 100 thùng mì để chuyển tới tận tay các bạn nhỏ nghèo khó ở vùng biên giới Campuchia”.

Nối tiếp chương trình thiện nguyện này, Trung sẽ tiếp tục xăm hình để đổi lấy sách vở cho trẻ em khó khăn tại lớp học tình thương xã Đắk Nia (tỉnh Đắk Nông). Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chuẩn bị hành trang bước vào năm học mới cho các cháu.

“Hàng ngày, tôi phải đối mặt với những ánh mắt và lời nói ác cảm về nghề xăm. Tuy nhiên, tôi không buồn phiền hay trách cứ họ. Tôi tham gia các công tác từ thiện xuất phát từ chính chữ tâm của mình. Tôi luôn mong muốn, mọi người có được cuộc sống vui vẻ, sung túc. Đối với tôi, xăm trổ và thiện nguyện là hai công việc tôi sẽ theo đuổi suốt đời” - Trung bày tỏ.

Thành lập nghĩa trang thai nhi, chôn cất hơn 2.000 sinh linh

Vài năm trước, Quang Trung cùng một số người ở thị trấn Đăk Mil thành lập nghĩa trang thai nhi. Nhóm bao gồm 10 thành viên, chuyên chôn cất các thai nhi bị phá bỏ và chăm sóc những bà bầu không nơi nương tựa, gia cảnh khó khăn.

Trung chia sẻ: “Khi tiếp xúc với những bào thai chưa kịp thành người, tôi xúc động lắm. Nhóm chỉ mong muốn các cháu có nơi yên nghỉ thật thanh thản”.

Với 3 năm hoạt động, nhóm từ thiện của Trung đã chôn cất hơn 2.000 thai nhi bị cha mẹ ruồng bỏ. Chàng trai Thái Bình tâm sự, mỗi khi tự tay đưa các bé về với vùng đất mới, tâm hồn anh lại cảm thấy yên bình, hạnh phúc.

Hiện tại, Trung cùng một số người ở giáo xứ Gia Nghĩa thành lập thêm một nghĩa trang thai nhi tại Đắk Nông. Sau gần một năm hoạt động, nhóm đã chôn cất được gần 200 thai nhi.

Trung và các chú tiểu mồ côi tại một ngôi chùa nghèo. Ảnh: NVCC.

Song song với công việc chôn cất thai nhi, Trung còn chung tay với sơ Huệ tại giáo xứ Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) chăm sóc và nuôi dưỡng cho 30 em trong lớp học tình thương dành cho người dân tộc thiểu số. Sắp tới, chàng trai sinh năm 1988 tiếp tục thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện hơn để có thể giúp đỡ trẻ em nghèo.

Quang Trung chia sẻ: “Tôi làm công việc này không để mọi người khen ngợi hay tung hô. Điều quan trọng nhất đối với tôi là các em được ăn no, mặc ấm và có một cuộc sống hạnh phúc. Trong tương lai, tôi mong muốn, mọi người trên khắp cả nước có thể chung tay xóa đi những mảnh đời bất hạnh".

Những người trẻ sớm ra đi: Sống sao cho đáng?

Cuộc sống là những chuỗi ngày con người không ngừng phấn đấu và tồn tại. Sống sao cho hết mình, hết sức để khi không còn, hình ảnh mình sẽ còn đọng mãi trong tim người khác.

An Viên

Bạn có thể quan tâm