Theo Sophie Heywood, các vận động viên đang bị thương sẽ được khuyến khích chạy bộ dưới nước như một biện pháp luyện tập thay thế. Ảnh: The Washington Post. |
Kelyn Soong là một vận động viên không chuyên sống ở Washington. Anh tập cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách chạy bộ với cự ly vài km mỗi ngày.
Mọi việc vẫn tiếp diễn đến khi anh bị bong gân vào tuần trước. Bác sĩ thông báo Soong không được chạy bộ trên mặt đất trong 6 tuần. Tuy nhiên, ông tư vấn Soong có thể thử hình thức chạy bộ dưới nước (aqua jogging) để nhịp vận động của bản thân.
“Mọi thứ tốt hơn tôi nghĩ. Chạy bộ dưới nước giúp cơ thể đang bị thương của tôi không phải chịu quá nhiều áp lực. Tôi cảm giác cơ thể mình vẫn được luyện tập mỗi ngày. Đặc biệt, chạy dưới nước mát hơn hẳn chạy trên cạn”, Soong nói.
An toàn nhưng hiệu quả
Sophie Heywood, chuyên gia vật lý trị liệu tại Melbourne (Australia), cho biết các vận động viên đang bị thương sẽ được khuyến khích chạy bộ dưới nước như một biện pháp luyện tập thay thế. “Các vận động viên khỏe mạnh cũng có thể xem chạy bộ dưới nước là một hình thức luyện tập mới”, cô nói.
Còn theo Garry Killgore, giám đốc thể thao tại Đại học Linfield, chạy bộ dưới nước là một hình thức tập luyện hiệu quả hơn cả trên cạn. Năm 2023, Killgore đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ với 11 vận động viên chạy bộ. Họ được yêu cầu tập chạy dưới nước thay vì trên cạn trong bốn tuần liên tiếp.
Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện thành tích chạy bộ của 11 vận động viên này, khi tập luyện dưới nước, không thay đổi so với thời gian họ luyện tập trên máy chạy bộ 5K. Đáng nói, các chỉ số về mức tiêu thụ oxy và đường huyết lại ổn định hơn hẳn so với luyện tập trên cạn.
Các chuyên gia nhận xét chạy bộ dưới nước là một hình thức luyện tập vừa an toàn vừa hiệu quả. Ảnh: Swimming. |
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã chia 16 vận động viên thành hai nhóm đều nhau - một nhóm chạy trên máy chạy bộ và nhóm còn lại thì tập chạy dưới nước. Cả hai nhóm sử dụng chung một lịch trình tập luyện dành cho vận động viên chạy bộ.
Kết quả cho thấy các vận động viên chạy dưới nước có thành tích tốt hơn đáng kể, đồng thời, các chỉ số cơ thể của họ khi vận động cũng ổn định hơn hẳn. Đặc biệt, các chấn thương thường gặp như bong gân, trật chân hầu như không bao giờ xảy ra.
“Có nhiều lý do mà chúng tôi khuyến khích các vận động viên sử dụng mô hình chạy dưới nước để tập luyện. Nhờ chạy dưới nước, họ còn tránh được sức nóng của sóng nhiệt và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng trong thời gian dài”, Killgore nói.
Thành thạo sau ba buổi tập
“Bạn sẽ cần một hồ bơi đủ sâu để chân không chạm đáy hồ và cũng đủ cạn để tránh gặp nguy hiểm đuối nước”, Jenninifer, người sáng lập chương trình tập thể dục dưới nước Fluid Running, cho biết độ sâu của hồ bơi nên thấp hơn chiều cao của vận động viên khoảng 15 cm.
Theo Conroyd, để chạy dưới nước đúng cách, vận động viên cần trang bị một chiếc đai kỹ thuật để đảm bảo cơ thể nổi được trên mặt nước mà vẫn chuyển động tự nhiên. “Một số người đã có kinh nghiệm có thể bỏ đai kỹ thuật và chạy tự do. Với những người mới bắt đầu, tôi khuyên mọi người nên trang bị một chiếc đai để đảm bảo an toàn”, cô nói.
Và để chạy dưới nước đúng cách, các chuyên gia cho biết cách tốt nhất là “bắt chước tư thế chạy bộ trên cạn”. “Bạn có thể nghiêng người về phía trước một chút rồi bắt đầu chuyển động tay và chân như thể đang chạy trên cạn”, Heywood phân tích.
Thông thường, một người mới bắt đầu chỉ cần khoảng 3 buổi tập luyện để thành thạo kỹ thuật chạy dưới nước. Ảnh: Shutterstock. |
Ở những ngày đầu tiên, vận động viên chạy dưới nước có thể dùng chân để mô phỏng động tác đạp xe đạp. “Lúc này, lực nước sẽ đẩy bạn về phía trước, mọi thứ bạn cần làm tiếp theo chỉ là duy trì động tác và giữ thăng bằng”, Heywood nói thêm. “Đa phần vận động viên sẽ thành thạo kỹ thuật chạy dưới nước sau ba buổi tập luyện bài bản”.
Susanna Sullivan là một giáo viên tiểu học đồng thời là vận động viên marathon bán chuyên. Cô có thói quen tập luyện bằng cách kết hợp giữa chạy dưới nước lẫn trên cạn. Trung bình, Sullivan sẽ đến hồ bơi tập chạy 5 lần/tuần, mỗi lần từ 30-45 phút. Với những ngày trời mát, cô lại chuyển về chạy bộ ở công viên gần nhà.
“Tôi đang luyện tập để tham gia một giải chạy marathon quốc tế tại Budapest. Mọi thứ đang rất ổn. Nhờ biết cách chạy bộ dưới nước mà tôi không còn lo đến vấn đề say nắng khi luyện tập vào mùa hè nữa”, Sullivan chia sẻ.
TP.HCM dự kiến có thêm đường sách Nguyễn Đổng Chi
Đề án đường sách Nguyễn Đổng Chi nằm ở quận 7, dự kiến có chiều dài 120 m, chiều ngang 24 m với 18 ki-ốt các gian hàng triển lãm, gian hàng sách và các sản phẩm văn hóa. Đường sách sau khi được đưa vào hoạt động sẽ là nơi để tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về một chủ đề, thông tin, bình luận về những cuốn sách hay cho người dân, các hoạt động giáo dục, các cuộc triển lãm, đặc biệt là các hoạt động của Không gian sáng tạo, khởi nghiệp.