1. Chè đậu xanh hột vịt là đặc sản miền nào?
Theo nhiều người chia sẻ, chè đậu xanh hột vịt là món ăn gắn liền tuổi thơ thế hệ 8X, 9X ở miền Tây. Chè được các gia đình tự nấu và sử dụng trong nhà, không được bán phổ biến nên ít người biết. Cách làm khá đơn giản, đậu xanh được vo sạch, cho vào nồi đun trên bếp lửa riu riu. Khi đậu xanh nhừ, cho đường cát trắng vào. Người nấu hớt bọt nhiều lần đến khi thấy nồi chè sôi, nổi bong bóng thì cho hột vịt vào. Cuối cùng, thêm phổ tai đã ngâm nở, xắt sợi và gừng xắt sợi. Món ăn có vị ngọt béo của nước cốt dừa, bùi bùi của đậu xanh, ngậy của trứng vịt tạo hương vị rất lạ. Thành phẩm đặc biệt ngon khi thưởng thức nóng. Ảnh: Út Duyên. |
2. Chè hột gà trà xuất xứ từ nước nào?
Chè hột gà trà là món ăn nổi tiếng của người Hoa, được bán phổ biến ở TP.HCM. Thành phần chính gồm trà lài, thảo mộc với trứng gà. Được hầm lâu trong nước trà, trứng gà có vị đắng nhẹ, béo mềm, thoảng hương thơm. Đây không chỉ là món tráng miệng mà còn là vị thuốc hữu hiệu giúp thanh nhiệt, tốt cho cơ thể. Thực khách thưởng thức chè nóng hay lạnh đều ngon. Ảnh: Hoangngan_0703. |
3. Món chè nào xuất hiện trong hình?
Chè trứng cút củ năng có vị ngọt thanh của nước đường kết hợp với vị giòn sần sật của củ năng, béo mềm của trứng cút. Cách chế biến đơn giản với nước lọc pha đường phèn nấu sôi trên lửa nhỏ rồi cho trứng gà đã luộc chín, củ năng cắt hạt lựu vào nồi và nêm nếm vừa miệng. Khi chè sôi, củ năng chín thì thêm bột năng hòa nước, lòng trắng trứng vào nồi rồi khuấy đều. Chè bán chủ yếu ở các hàng của người Hoa thuộc quận 5, quận 6 và quận 11 (TP.HCM). Ảnh: Htlap154. |
4. Chè trứng cút long nhãn có thành phần chính nào?
Món chè trứng cút long nhãn đặc trưng bởi vị bùi, dai của trứng cút hòa quyện hương thơm của gừng, ngọt thanh của nước đường và long nhãn. Người thưởng thức dễ cảm nhận sự thanh mát, lạ miệng. Ảnh: Douguo. |
5. Huế có đặc sản chè mặn nào dưới đây?
Chè bột lọc bọc heo quay được chế biến khá công phu. Ngoài chuẩn bị bột lọc bọc bánh, người bán phải cắt nhỏ thịt heo quay và rim cùng nấm mèo. Công đoạn "bắt" bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ sao cho lớp bột lọc ngoài phải đủ mỏng để thấy nhân bên trong, nhưng không được nứt vỡ. Chè cá rô đồng được kết hợp khéo léo giữa những nguyên liệu mặn như thịt má đầu heo cỏ, thịt nạc cá rô đồng, trứng gà ta. Chè cá rô từng nằm trong danh sách những món ăn để tiến vua, song gần như đã thất truyền. Ảnh: Dương Bá Thịnh. |
6. Từ nào còn thiếu trong câu "Mùng 5 thịt vịt, ..."?
Hàng năm cứ đến mùng 5 tháng 5 Âm lịch, nhiều gia đình miền Trung cúng đón Tết Đoan Ngọ. Bên cạnh thịt vịt, chè kê là món không thể thiếu vào dịp này. Chè được làm từ những hạt kê mềm, dẻo, nấu chung đậu xanh và mật mía hoặc đường. Khi ăn, không cần thìa, người thưởng thức chỉ cần bẻ miếng bánh tráng (bánh đa) giòn tan là có thể xúc phần chè nhuyễn mịn. Ảnh: Phương Thu Lê. |
7. Ở Hà Nội có món chè kết hợp gì?
Xôi chè là món ăn thanh tao của người Hà thành xưa. Nguyên liệu chính gồm xôi vò đỗ xanh và chè. Từng hạt xôi béo, mềm, có màu vàng ươm hấp dẫn và không dính bết lại với nhau. Chè ăn kèm có thể là chè đỗ đen, hoa cau hoặc chè bà cốt. Ảnh: Joshvu90. |