Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chế độ ăn gây tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn với thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chuyển hóa có thể là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng mỡ máu cao.

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chuyển hóa làm tăng nguy cơ mỡ máu cao. Ảnh minh họa: Eatingwell.

Máu nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa chất béo trong máu gồm cholesterol cao, triglyceride cao và tăng mỡ máu hỗn hợp. Sự tích tụ này có thể khiến các chất béo tích tụ trong các mô của cơ thể, kể cả trong động mạch. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh tim.

Theo Medical News Today, một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này, bao gồm di truyền, chế độ ăn uống, lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.

Yếu tố di truyền

Nhiều người bệnh bị mỡ máu cao là do di truyền. Ví dụ, tăng cholesterol máu gia đình (FH) là khi cholesterol cao xảy ra trong một gia đình. FH ảnh hưởng đến khoảng 1/200-500 người trên toàn thế giới. Biết tiền sử gia đình mắc bệnh cholesterol và bệnh tim có thể giúp mọi người quyết định xem có muốn xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị cholesterol cao hay không.

Chế độ ăn uống và lối sống

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng có thể gây ra mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu cao. Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa bao gồm:

  • Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn phô mai, kem và bơ
  • Đồ ăn có đường, chẳng hạn bánh ngọt, bánh quy và kem
  • Thịt béo hoặc đã qua xử lý, chẳng hạn xúc xích, thịt xông khói
  • Thực phẩm có chứa dầu dừa, dầu cọ hoặc mỡ lợn

Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa đặc biệt nguy hiểm vì chúng làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm:

  • Đồ nướng như bánh quy, bánh nướng và bánh ngọt
  • Thực phẩm chiên, béo, như gà rán, khoai tây chiên và bánh rán
  • Bơ thực vật và dầu thực vật
  • Kem cà phê không sữa

Các yếu tố chế độ ăn uống và lối sống khác có thể làm tăng cholesterol bao gồm:

  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Không hoạt động thể chất
  • Bị thừa cân hoặc béo phì
  • Uống quá nhiều rượu
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc lợi tiểu.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể làm tăng mức cholesterol, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Suy giáp
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan

Điều trị mỡ máu có thể phụ thuộc vào mức cholesterol, tuổi tác và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hiện có. Các bác sĩ thường sẽ khuyến nghị người bệnh thay đổi lối sống để giải quyết tình trạng cholesterol cao. Những thay đổi này có thể bao gồm:

  • Giảm hoặc cắt bỏ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Ăn uống lành mạnh hơn và tuân theo chế độ ăn kiêng với nhiều dầu cá, gạo lứt và mì ống, trái cây và rau quả
  • Tập thể dục vừa phải để giảm cân - ít nhất 150 phút một tuần
  • Bỏ thuốc lá hoặc vaping
  • Cắt giảm rượu.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Sự cố hy hữu lúc ăn thịt nướng khiến bé gái nhập viện khẩn cấp

Trong lúc ăn thịt nướng, bé gái 5 tuổi gặp tai nạn khiến chiếc xiên que đâm xuyên từ mũi đến hốc mắt của trẻ.

Một tai nạn rất phổ biến nhưng người Việt thường chủ quan

Ở Việt Nam, tai nạn thương tích còn xảy ra nhiều vì người dân chưa nhận thức được rủi ro tiềm ẩn gặp phải khi bị tai nạn.

Cận cảnh robot 4 tay hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật ở TP.HCM

Hệ thống robot có 4 cánh tay xoay 540 độ, linh hoạt, uyển chuyển giúp các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy giải quyết ca mổ tuyến tiền liệt ở vị trí sâu và độ khó cao.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm