Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chỉ 20% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ

Theo Bộ GD&ĐT, 17% đến 20% giảng viên hiện nay có trình độ từ tiến sĩ, còn lại phổ biến là thạc sĩ, cử nhân. Điều này ảnh hưởng chất lượng đào tạo đại học.

Sáng 7/1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, với sự tham dự của 271 đại diện các trường trên cả nước.

Những vấn đề "nóng" được đưa ra thảo luận là sự tồn tại, phát triển của các trường ĐH: Đổi mới quản trị, tự chủ; thực hiện kiểm định chất lượng; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng áp dụng kỹ thuật công nghệ; kết nối với nhà sử dụng lao động để sinh viên tìm được việc làm...

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, xã hội bức xúc, đại biểu Quốc hội cũng nêu nhiều câu hỏi về sinh viên ra trường không có việc làm. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân đến từ phía "cung".

"Bộ trưởng trách nhiệm đến đâu, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường trách nhiệm đến đâu phải nói cho rõ”, ông Nhạ nêu.

Tư lệnh ngành giáo dục cho rằng có nhiều yếu tố để cải thiện chất lượng đào tạo ĐH, trong đó, bắt đầu từ dự báo tốt thị trường lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc nghiên cứu, dự báo thị trường lao động ở nước ta còn hạn chế.

Giao duc dai hoc yeu kem anh 1
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị sáng 7/1. Ảnh: G.G.

Bản thân cơ sở đào tạo cũng chưa đầu tư dự báo thị trường. Nhiều nơi đào tạo dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu.

Từ đó, bộ trưởng nêu câu hỏi về trách nhiệm của hiệu trưởng trong lĩnh vực dự báo thị trường lao động. Ông cho rằng nếu không khắc phục nhanh, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà khi lao động các nước như Philippines, Malaysia tràn sang Việt Nam.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nêu một vấn đề khác là đội ngũ giảng viên của Việt Nam đang "có vấn đề". Hiện, 17% đến 20% giảng viên có trình độ từ tiến sĩ, còn lại phổ biến là thạc sĩ, cử nhân.

Điểm sàn giúp phân luồng, không phải đảm bảo chất lượng

Chuyên gia giáo dục nhận định các trường hạ điểm chuẩn thu hút thí sinh có thể tạo hiệu ứng ngược. Việc bỏ điểm sàn phải gắn với kiểm định chất lượng và các biện pháp phân luồng.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất (kể cả ĐH nước ngoài ở Việt Nam) chưa có trường nào thực sự tốt, nhiều đơn vị phải thuê địa điểm, có những trường trông như kho, phần lớn dạy chay thì khó sáng tạo.

Liên quan tài chính, một số ít trường có tích lũy, còn lại chủ yếu lấy thu bù chi, chỉ mong tồn tại. Đây cũng được xem là vấn đề lớn.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH sẽ góp phần tác động một cách tích cực đến đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học của bậc phổ thông, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế.

Bộ GD&ĐT xác định chỉ có đổi mới công tác quản trị đại học, đẩy mạnh tự chủ, tăng cường kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng đầu ra, đào tạo theo nhu cầu xã hội thay vì dựa trên thế mạnh của nhà trường mới có thể thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh của giáo dục ĐH.

'Thí sinh đạt 9 điểm ba môn cũng có thể đỗ đại học'

Một số chuyên gia giáo dục nhận định nếu Bộ GD&ĐT bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, những thí sinh chỉ đạt 9 điểm cũng có thể đỗ đại học.

Giang Giang

Bạn có thể quan tâm