Số trẻ mới được sinh ra tại xứ anh đào đang thấp kỷ lục. Ảnh: Mainichi. |
Tỷ lệ sinh của Nhật Bản đã giảm năm thứ 7 liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, theo Bộ Y tế nước này công bố hôm 2/6.
Chỉ có 770.747 trẻ được sinh ra ở Nhật Bản vào năm ngoái, bằng một nửa số ca tử vong. Năm 2022, số ca tử vong tăng 9% lên mức kỷ lục 1,57 triệu. Một phần nguyên nhân do đại dịch Covid-19, theo Insider.
Nhật Bản vốn đã là một trong những quốc gia già nhất thế giới. Độ tuổi trung bình của đất nước là gần 49, đứng thứ hai chỉ sau Monaco. Các quy định nhập cư tương đối nghiêm ngặt cũng khiến quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng.
Chỉ 2,4% số ca sinh ở Nhật Bản là ngoài hôn nhân, thấp nhất trong nhóm 38 quốc gia của OECD - một con số thường được cho là do các chuẩn mực bảo thủ và cấu trúc tài chính thiên về gia đình.
Trong nhiều năm, chính phủ xứ anh đào đã cố gắng khuyến khích người dân sinh thêm con bằng các biện pháp như tặng tiền mặt và thời gian nghỉ thai sản cho cha mẹ lên tới 1 năm. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Nhật Bản đang nỗ lực cải thiện tỷ lệ sinh bằng nhiều gói hỗ trợ. Ảnh: New York Times. |
Đầu năm nay, Thủ tướng Fumio Kishida đã cảnh báo rằng Nhật Bản "đứng trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội" nếu tỷ lệ sinh tiếp tục giảm và thời điểm để hành động là "bây giờ hoặc không bao giờ".
Tỷ suất sinh - số trẻ trung bình mà một phụ nữ sinh ra trong đời - năm 2022 ở Nhật Bản chỉ là 1,25. Để duy trì dân số ổn định, con số này cần tăng lên 2,07.
Chính phủ nước này dự kiến dành 3,5 nghìn tỷ yen (25,2 tỷ USD) hàng năm cho các dịch vụ chăm sóc trẻ em và hỗ trợ giáo dục trong 3 năm tới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại khoản tài trợ bổ sung không giải quyết được các vấn đề cơ bản.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có chi phí nuôi dạy một đứa trẻ tốn kém nhất. Quốc gia này cũng có chênh lệch thu nhập theo giới tính lớn nhất trong số các quốc gia G7, khi phụ nữ chỉ kiếm được 78% so với đồng nghiệp nam.
Các chuyên gia cũng cho rằng văn hóa làm việc căng thẳng của đất nước khiến mọi người khó cân nhắc việc có con hoặc dành thời gian chăm sóc con cái.
“Dân số trẻ sẽ bắt đầu giảm mạnh vào những năm 2030. Khoảng thời gian cho đến lúc đó là cơ hội cuối cùng của chúng ta để đảo ngược xu hướng giảm tỷ lệ sinh”, ông Kishida cho biết.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.