Phát biểu tại lễ bổ nhiệm hiệu trưởng hôm 29/12, Ng Chee Meng - Quyền Bộ trưởng Giáo dục - cho rằng, trong nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, Singapore cần chuyển đổi từ mô hình giá trị gia tăng sang mô hình tạo ra giá trị.
''Điều này có nghĩa, chúng ta không chỉ hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề mà còn dạy các em trở nên xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ'' - ông Ng nói.
Quyền Bộ trưởng Giáo dục - Ng Chee Meng - cho rằng, dạy học sinh cách giải quyết vấn đề không đủ để giúp các em thích nghi với tình hình mới. Ảnh: Channel News Asia. |
Quyền Bộ trưởng đề xuất học sinh, sinh viên phải phát triển bản năng và khả năng để trở thành "người tạo ra giá trị'', tham gia vào lực lượng chung, đưa ra ''nhiều sáng kiến mới, vượt trội có thể thay đổi thời cuộc''.
"Giúp họ có dũng cảm để thử, chấp nhận thất bại và tiếp tục phấn đấu''
Singapore là nơi sản sinh ra những nhà phát kiến được toàn thế giới công nhận như Olivia Lum - CEO của công ty giải pháp nước sạch Hyflux, Tan Min-Liang - nhà đồng sáng lập công ty Razer.
"Chúng ta cần nhiều hơn những người như Olivia và Min-Liang để phát triển kinh tế đất nước theo cách riêng" - ông nói.
Bộ trưởng cho biết, để làm được điều này, hệ thống giáo dục phải khuyến khích học sinh kiên trì mở rộng giới hạn của bản thân, đồng thời tạo ra môi trường học tập tốt, mang lại sự tin tưởng, nguồn cảm hứng cho học sinh.
"Chúng ta cần cho họ can đảm như Olivia để thử, chấp nhận thất bại và tiếp tục phấn đấu, lại thất bại rồi thử lại'' - Ng Chee Meng cho hay.
Ông nói thêm, thế giới có rất ít nền giáo dục phát triển sự sáng tạo, hệ thống giáo dục. Những nhà lãnh đạo các trường học và giáo viên vẫn bảo thủ và sợ rủi ro.
Ông hiểu không có phương pháp nào đơn giản để khuyến khích sự đổi mới. Quyền Bộ trưởng thách thức Bộ trưởng Giáo dục, các nhà giáo dục học chứng minh những người phản đối đã mắc sai lầm.
Ông nói: "Theo truyền thống đổi mới, lẽ ra chúng ta có rất nhiều chiến lược có thể áp dụng để giúp học sinh nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp. Nhưng trước hết, chúng ta cần thực sự đưa ra phương pháp và chiến lược.
Liệu chúng ta có thể tạo ra nền văn hóa tương tự và môi trường học tập tích cực trong các trường học? Một môi trường an toàn với sự đa dạng trong quan điểm? Liệu học sinh đã được khuyến khích khám phá? Liệu chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận thất bại chưa?".
Một Singapore chung nhịp đập để đoàn kết toàn dân tộc
Ông Ng định nghĩa "một Singapore chung nhịp đập" như khía cạnh cần được củng cố thông qua hệ thống giáo dục.
''Nền kinh tế cùng quân đội mang lại sức mạnh bên ngoài nhưng một Singapore đồng lòng tạo ra sức mạnh cốt lõi bên trong - một sợi dây bền chặt đoàn kết mỗi người dân lại với nhau'' - ông giải thích.
Quyền Bộ trưởng cho biết, ông chứng kiến sự đồng lòng này tại lễ tang cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu hồi đầu năm 2015. Tại thời điểm đó, Singapore đoàn kết hơn bao giờ hết.
Theo ông, nhà trường cũng nên tổ chức các buổi đàm thoại về những giá trị chung như vấn đề dân tộc.
"Điều đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta là người Singapore. Mỗi người có bản sắc riêng nhưng đều là thành viên trong cộng đồng chung, có chung quốc tịch, nắm giữ linh hồn dân tộc'' - ông nói.