Gần đây, mạng xã hội xuất hiện thông tin quảng cáo tính năng đo SpO2 của một số thiết bị vòng đeo tay (Smartband), đồng hồ thông minh (Smartwatch) giúp nhận biết sớm bản thân có mắc Covid-19 hay không.
Bài quảng cáo tính năng đo SpO2 của một số thiết bị vòng đeo tay (Smartband), đồng hồ thông minh (Smartwatch) giúp nhận biết sớm bản thân có mắc Covid-19 hay không là sai. |
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, đây là thông tin sai lệch.
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Đây là một trong những chỉ số giúp cảnh báo sớm bệnh nhân mắc Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng.
Do đó, thiết bị này là cần thiết với các trường hợp F0 bắt đầu có triệu chứng, không phải là dấu hiệu để nhận biết người mắc Covid-19.
Bác sĩ Vũ cho biết thêm theo khuyến cáo, SpO2 là một chỉ số quan trọng. Nếu chỉ số này thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp.
Trường hợp chỉ số SpO2 >92% nhưng có các biểu hiện suy hô hấp như khó thở nhiều, thở nhanh >30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, bệnh nhân vẫn cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.
“Với thiết bị vòng tay thông minh, đồng hồ thông minh hay các phần mềm có tính năng đo SpO2 thường phải được tích hợp sẵn với điện thoại và sẽ có mức độ sai số. Do đó, các thiết bị này chỉ mang tính chất tham khảo, không khuyến khích sử dụng”, bác sĩ Vũ khẳng định.
Trước đó, theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, một số bệnh nhân nhiễm nCoV có triệu chứng thiếu oxy máu thầm lặng. Nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể nặng thêm.
Chuyên gia này khẳng định phương pháp đo SpO2 trong máu giúp phát hiện sớm triệu chứng này. Bác sĩ Phúc khuyến khích những gia đình có người già, trẻ nhỏ nên mua thiết bị đo để theo dõi chỉ số oxy máu trong thời kỳ dịch bệnh.
“Tuy nhiên, thông số này cũng chỉ có giá trị tham khảo vì ngoài SpO2 thì bác sĩ cần nhiều dữ liệu khác để đánh giá tình trạng bệnh như nhịp thở, co kéo cơ hô hấp... Người bệnh không được dựa vào nồng độ SpO2 bình thường mà chủ quan. Chỉ số từ máy có thể sai lệch vì kỹ thuật đo và không chính xác với một số người”, bác sĩ Phúc lưu ý.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.