Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chiến đấu bệnh ung thư vú, viết tiếp ước mơ chăm sóc trẻ mồ côi

Nhận kết quả giải phẫu bệnh ung thư vú giai đoạn 0, đôi mắt chị T.N.H. (51 tuổi, Sóc Trăng) ánh lên hy vọng: “Vẫn còn cơ hội về nhà với các con”.

BVDK Tam Anh,  ung thu vu anh 1

Suốt 20 năm cuộc đời, chị T.N.H. dành hết tình thương cho các bé mồ côi. Chị thương các bé như con ruột bởi hơn 50 năm trước, chị cũng bị người thân bỏ rơi.

“Bắt” tế bào ung thư lộ diện

Cách đây 3 năm, chị T.N.H. phát hiện hai vú có u lành tính, được điều trị bằng hút chân không (VABB) tại bệnh viện ở TP.HCM, tái khám định kỳ mỗi 6 tháng. Một tháng nay, thỉnh thoảng chị thấy đau hai bên vú. Nhiều người khuyên đắp lá cây, uống thuốc Nam để ít tác dụng phụ, rẻ tiền nhưng chị quyết định tin y học hiện đại. Được người thân giới thiệu, chị đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

ThS.BS Huỳnh Bá Tấn - khoa Ngoại Vú - hỏi thăm và ghi chú tỉ mỉ lo âu của chị, khám đầy đủ hai bên vú. Bác sĩ Tấn ghi nhận tuyến vú hai bên cân đối, không tiết dịch núm vú, mật độ mô vú mềm mại, không sờ thấy u. Tuy nhiên, khi khám kỹ hơn ở vùng trên ngoài của vú trái, bác sĩ cảm nhận mảng có mật độ chắc hơn xung quanh.

Với kinh nghiệm của chuyên gia tầm soát ung thư vú, bác sĩ Tấn nhận định có bất thường ở vú cần được khảo sát thêm bằng phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và nhũ ảnh - cơ sở để đưa ra kết luận chính xác. Bác sĩ Tấn dùng bút đánh dấu vào vị trí nghi ngờ, nhằm cảnh báo bác sĩ chẩn đoán hình ảnh lưu ý vùng này.

Không ngoài dự đoán, siêu âm và nhũ ảnh đều cho thấy có tổn thương ở vú trái. Cụ thể, nếu siêu âm có vùng xáo trộn cấu trúc thì nhũ ảnh cho thấy đám vôi hóa lan tỏa tương ứng vùng được đánh dấu trên lâm sàng. Cả hai phương tiện chẩn đoán hình ảnh đều đưa ra kết luận vú trái có tổn thương xếp hạng BIRADS 4A.

“Tổn thương xếp hạng BIRADS 4A có nguy cơ ác tính ở mức độ thấp. Cụ thể, cứ 100 người được xếp vào BIRADS 4A thì có 2-10 người bị ung thư vú”, bác sĩ Tấn giải thích.

Bác sĩ Tấn lập tức nhấc điện thoại, hội chẩn với bác sĩ siêu âm và bác sĩ nhũ ảnh để xác định vị trí bất thường trên hai phương tiện chẩn đoán hình ảnh có trùng nhau không.

Sau hội chẩn, bác sĩ Tấn chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới sự hướng dẫn của đầu dò siêu âm. Trong vòng 24 tiếng sau khi chọc tế bào, chị H. được bác sĩ Tấn báo kết quả qua điện thoại là tổn thương dạng nhú. Với kết quả này, bác sĩ Tấn nhận định khả năng u ác tính là 20%, đề nghị chị mổ sinh thiết trọn khối u để có chẩn đoán cuối cùng.

Qua nhiều lần khám và tư vấn kết quả cận lâm sàng, chị tin tưởng sự tận tâm cũng như cách làm việc khoa học của bác sĩ Tấn. Bệnh nhân sắp xếp công việc để bác sĩ Tấn trực tiếp mổ tiểu phẫu sinh thiết trọn khối u ở vú trái. Kết quả cuối cùng, chị bị u nhú lành tính nhưng có kèm thành phần ung thư tại chỗ (DCIS). Nhờ bác sĩ Tấn mổ lấy đủ rộng xung quanh khối u, rìa bệnh phẩm không còn tế bào ác tính.

Cơ hội sống sau 5 năm gần 100%

Bác sĩ Tấn giải thích ung thư tại chỗ là ung thư giai đoạn 0, tiên lượng khỏi bệnh gần 100%. Với ung thư vú giai đoạn này, người bệnh có hai lựa chọn điều trị: Chiếu tia phóng xạ vào tuyến vú và hạch nách để phòng ngừa tái phát hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa.

Sinh thiết hạch gác cửa là kỹ thuật mới nhằm đánh giá chính xác hạch nách có di căn không, từ đó đưa ra quyết định nạo hạch nách để tránh biến chứng phù tay. Không phải đơn vị nào cũng thực hiện được kỹ thuật này. Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, các bác sĩ khoa Ngoại Vú thực hiện kỹ thuật sinh thiết hạch gác cửa cho tất cả bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm, nhằm hạn chế việc điều trị quá tay.

Vì muốn được điều trị sớm để trở về chăm sóc đàn con thơ, chị H. chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú và sinh thiết hạch gác cửa. Dù được bác sĩ Tấn tư vấn lựa chọn tái tạo lại tuyến vú trong cuộc mổ cắt bỏ, giữ lại nét đẹp hình thể, chị vẫn từ chối vì muốn hồi phục nhanh nhất có thể.

BVDK Tam Anh,  ung thu vu anh 2

Chị H. được điều trị tại khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Ngày 10/5, bác sĩ Tấn cùng ê-kíp khoa Ngoại Vú phẫu thuật cắt tuyến vú trái và sinh thiết hạch gác cửa. Sau khi tiêm chất màu xanh quanh quầng vú, khoảng 10 phút sau, bác sĩ Tấn rạch đường nhỏ ở nách để lấy các hạch nách bắt màu xanh đầu tiên và gửi xét nghiệm lập tức. Trong khi chờ đợi kết quả sinh thiết hạch, kíp mổ tiếp tục cắt bỏ toàn bộ tuyến vú trái.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm phẫu thuật các ca bệnh ung thư, bác sĩ Tấn khéo léo rạch da, đi qua mô mỡ và lấy sạch tuyến vú trái. Phòng mổ áp lực dương với hệ thống lọc khí HEPA đảm bảo vô trùng, cùng trang thiết bị hiện đại như monitor đa chức năng 10 thông số, dao siêu âm Harmonic Scaple thế hệ mới nhất của Mỹ vừa đốt - cắt - hàn, cầm máu lập tức và ngăn tiết dịch trong quá trình phẫu thuật… Nhờ vậy, sau một tiếng, cuộc mổ hoàn tất.

Cùng lúc, phòng xét nghiệm báo kết quả hạch nách không di căn, cả kíp mổ vỡ òa niềm vui. Bệnh nhân không cần nạo hạch nách, ít có rủi ro phù tay sau này. Ca mổ được hoàn thành trọn vẹn.

Cả đời vì trẻ mồ côi

Tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật, chị H. chia sẻ khi biết ung thư vú, nhiều người khuyên đắp lá, uống thuốc nam và ăn gạo lứt muối mè để “bỏ đói” tế bào ác tính. Nhưng chị tin tưởng y học hiện đại, quyết định điều trị với bác sĩ, tìm bệnh viện có trang thiết bị tiên tiến.

“Chọn phương pháp điều trị đúng giúp tôi có sức khỏe chăm lo cho trẻ mồ côi”, chị xúc động.

Hơn 50 năm trước, chị H. bị người thân bỏ rơi trước cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi. Tờ mờ sáng, nhiều người xôn xao khi thấy em bé đỏ hỏn nằm trong chăn. Người nhận nuôi đặt tên bé là T.N.H.

Khi nhận thức được cuộc sống, chị H. biết mình là trẻ mồ côi, thiếu vắng tình cảm mẹ cha. Lớn lên trong tình thương của cộng đồng, chị H. càng đồng cảm với những em bé có hoàn cảnh giống mình.

Hơn 20 năm nay, chị H. vừa làm mẹ, vừa là cha của các bé bị bỏ rơi khi mới lọt lòng. Hát ru những trưa oi ả, dỗ con khóc giữa đêm khuya, dạy nói những tiếng đầu đời… trở thành niềm vui, hạnh phúc của chị. Dù vất vả, khi nhìn các con trưởng thành và lớn lên mỗi ngày, chị lại thêm động lực để cố gắng.

“Giờ đây, con tôi có đứa vào cao đẳng, đại học, có đứa lập gia đình, tôi cũng lên chức bà. Chúng trở về, góp sức, hỗ trợ tôi chăm sóc nhiều trẻ em cùng hoàn cảnh. Tôi mừng khi tình yêu thương được nhân lên, những đứa trẻ không có cha mẹ vẫn ấm áp giữa cuộc đời xô bồ”, chị H. thổn thức.

Theo bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, ung thư vú ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng thường khó chẩn đoán, nhưng điều trị nhanh chóng và thuận lợi. Hiệp hội Ung thư Mỹ dẫn chứng với người ung thư vú giai đoạn 0. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống 5 năm của người bệnh là gần 100%. Ngược lại, khi bệnh có biểu hiện trên lâm sàng, ví dụ sờ thấy khối u trong vú, việc chẩn đoán dễ nhưng quá trình điều trị phức tạp và lâu dài, hiệu quả không bằng điều trị ở giai đoạn sớm. Do đó, bác sĩ Tấn khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát ung thư vú định kỳ hàng năm ở cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại như siêu âm vú, nhũ ảnh, MRI vú.

Đức An - Minh Chi

Bạn có thể quan tâm