Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiêu làm giàu bất hợp pháp của đại gia buôn đất hiếm

Ông Lưu Anh Tuấn để ngoài sổ sách, che giấu hơn 20,3 tỷ đồng doanh thu; sử dụng 15 hóa đơn phản ánh số lượng vật tư đầu vào nhiều hơn thực tế.

Theo kết luận điều tra, từ năm 2019 tới 2023, ông Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam) mua quặng đất hiếm hàm lượng TREO từ 18-20% của ông Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương), nhưng ông Huấn chỉ xuất hóa đơn cho một phần nhỏ quặng đã bán, còn phần lớn không xuất hóa đơn.

Luu Anh Tuan dat hiem anh 1

Một bãi đất đang khai thác dở dang tại Công ty Thái Dương. Ảnh: Hải Phụng.

Ông Tuấn sử dụng số đất hiếm đã mua của ông Huấn để chế biến thành “tổng ôxit đất hiếm” hàm lượng TREO 95-97%, sau đó chỉ đạo nhân viên khai báo hải quan gian dối là hàng hóa được sản xuất từ một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, thông qua đó xuất lậu “tổng ôxit đất hiếm” bán cho các công ty nước ngoài với thuế xuất khẩu 0%.

Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận của Công ty Đất hiếm Việt Nam tăng cao do xuất khẩu “tổng ôxit đất hiếm” với thuế suất 0%, trong khi nguồn nguyên liệu mua của Công ty Thái Dương phần lớn không có hóa đơn đầu vào để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.

Với động cơ mục đích hạch toán giảm doanh thu, lợi nhuận, ông Tuấn đã chỉ đạo cấp dưới liên hệ để lấy thêm hóa đơn mua bán hóa chất ngoài số lượng mua bán thực tế của các công ty thường xuyên cung cấp hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến đất hiếm cho công ty (gồm Công ty Kim Ngưu, Công ty Minh Tiến và Công ty Song Mã).

Các công ty này cân đối số lượng hàng hóa đã bán cho các khách hàng nhưng khách hàng không lấy hóa đơn để xuất 15 hóa đơn, tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng cho Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Để hợp thức hóa việc lấy thêm hóa đơn nêu trên, bà Đỗ Hạnh Hương (Phó TGĐ Công ty Đất hiếm Việt Nam) phê duyệt các phiếu đề nghị thanh toán. Sau đó, ông Tuấn ký lệnh chuyển tiền từ tài khoản Công ty Đất hiếm Việt Nam đến tài khoản của các công ty theo số tiền ghi trên hóa đơn.

Sau khi nhận được tiền, các công ty bán hóa đơn giữ lại số tiền thuế và các chi phí liên quan, số còn lại chuyển trả cho Công ty Đất hiếm Việt Nam bằng cách rút tiền mặt đưa trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của nhân viên kế toán, tài khoản của ông Tuấn hoặc tài khoản của Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Số tiền nhận lại được sử dụng để chi trả cho các hoạt động của công ty, nộp vào quỹ tiền mặt hoặc chuyển cho ông Tuấn.

Cơ quan điều tra làm rõ, Công ty Đất hiếm Việt Nam đã dùng 14/15 hóa đơn để kê khai vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hơn 2,8 tỷ đồng; sử dụng toàn bộ 15 hóa đơn để kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), làm tăng số thuế GTGT được hoàn là hơn 357 triệu đồng và tăng số thuế GTGT được khấu trừ là hơn 830 triệu đồng.

Các hành vi của đại gia buôn đất hiếm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 11,4 tỷ đồng tiền thuế.

Kết luận điều tra cũng cho rằng, lợi dụng việc Công ty Đất hiếm Việt Nam được nhập khẩu nguyên liệu đất hiếm (hợp chất carbon đất hiếm hàm lượng 50-56%) của các công ty Trung Quốc, theo loại hình E31 (nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu), ông Tuấn đã chỉ đạo nhân viên dùng các hợp đồng nhập khẩu để hợp thức nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước.

Sau đó, ông Tuấn chỉ đạo nhân viên mở tờ khai xuất khẩu loại hình E62 (sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu).

Từ năm 2019-2023, ông Tuấn chỉ đạo nhân viên mở 63 tờ khai, khai báo gian dối mã loại hình và mã hàng hóa xuất khẩu để xuất khẩu trái phép 474,98 tấn “tổng ôxit đất hiếm” hàm lượng 95-97%, trị giá hơn 379 tỷ đồng.

Tài sản bị thu giữ của đại gia khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái

Trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, xuất lậu sang Trung Quốc, CQĐT đã kê biên nhiều bất động sản, cổ phần của Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương.

Cựu phó vụ trưởng bị nữ đại gia tố giác việc nhận hối lộ hơn 9 tỷ đồng

Sau khi đưa hối lộ số tiền hơn 9 tỷ cho ông Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương), bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, làm đơn tố giác.

Triệt phá 'đại lý' cá độ bóng đá hơn 10 tỷ đồng ở Gia Lai

Từ tháng 7/2024 đến khi bị phát hiện bắt giữ, nhóm của Đạo đã thực hiện hàng nghìn giao dịch cá cược bóng đá với số tiền trên 10 tỷ đồng.

Sách về Pháp luật

Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.

https://vietnamnet.vn/chieu-lam-giau-bat-hop-phap-cua-dai-gia-buon-dat-hiem-2369403.html

T. Nhung/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm