Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục không để bức xúc tuyển sinh

Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, đặc biệt lưu ý khâu xét tuyển.

Ngày 10/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.

Bộ GD&ĐT cần chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, đặc biệt lưu ý khâu xét tuyển đại học, không để tạo điểm nóng bức xúc ở một số trường như năm 2015.

xet tuyen dai hoc anh 1
Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia Hà Nội 2016. Ảnh: Lê Hiếu.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT có giải pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, rà soát, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ; phối hợp các bộ, cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trong 4 ngày, từ 1/7 đến 4/7, với cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp.

Số lượng môn thi năm nay được giữ nguyên so với 2015, là 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD&ĐT, Bộ này sẽ hỗ trợ các trường thực hiện xét tuyển chung thay vì các trường hay nhóm trường xét tuyển riêng. Đây được xem là đổi mới về xét tuyển so với năm 2015.

Năm ngoái, khâu xét tuyển được đánh giá "có vấn đề" khi thời gian xét tuyển kéo dài 20 ngày. Thí sinh được nộp - rút hồ sơ nhiều đợt dẫn đến tình trạng "ngày tuyển sinh kỳ dị" trong ngày xét tuyển cuối cùng (20/8).

20 ngày xét tuyển đại học căng thẳng của thí sinh Đợt xét tuyển nguyện vọng 1 “nóng” ngay từ ngày đầu cho đến ngày cuối cùng (20/8). Bức tranh toàn cảnh qua 20 ngày xét tuyển để lại nhiều trăn trở cho các chuyên gia giáo dục.

Bộ GD&ĐT sẽ xét tuyển tập trung

Theo Bộ GD&ĐT, việc tổ chức xét tuyển tập trung với các trường đại học là giải pháp giải quyết lượng thí sinh ảo, cũng như những vướng mắc về bất cập xét tuyển.

Ngân Giang

Bạn có thể quan tâm