Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ tháo gỡ 'nút thắt' về trang thiết bị y tế

Theo nghị định số 07/2023/NĐ-CP, giấy phép nhập khẩu, số đăng ký lưu hành của trang thiết bị y tế được tự động gia hạn và chỉ kê khai giá thiết bị khi có biến động bất thường.

Nghị định 07 được ban hành trong bối cảnh nhiều bệnh viện lớn kêu cứu vì thiếu vật tư, trang thiết bị. Ảnh: Duy Hiệu.

Ngày 3/3, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT).

Tự động gia hạn giấy phép nhập khẩu, số đăng ký lưu hành

Để giải quyết tình trạng thiếu trang thiết bị do số giấy phép nhập khẩu hết hạn và số đăng ký lưu hành trang thiết bị là sinh phẩm chẩn đoán in vitro hết hạn, trong khi đó tiến độ cấp mới số lưu hành trang thiết bị y tế chậm, không đáp ứng nhu cầu, Nghị định 07/2023/NĐ-CP quy định:

- Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã được cấp từ ngày 1/1/2018 đến 31/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

- Số đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro được cấp từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2019 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các tổ chức được cấp giấy phép nhập khẩu, số lưu hành trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế.

Bộ Y tế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra và thu hồi giấy phép nhập khẩu, số lưu hành đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý trang thiết bị y tế.

Chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị định xác định từ năm 2025 sẽ chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm, số lưu hành có giá trị không thời hạn gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp về thông tin TTBYT và trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong tổ chức thanh tra, kiểm tra.

Trong thời gian từ nay đến 31/12/2024, Bộ Y tế tập trung triển khai thực hiện việc cấp giấy phép lưu hành để thay thế hoàn toàn cho các giấy phép nhập khẩu.

Đồng thời, Nghị định quy định về trách nhiệm hậu kiểm của Bộ Y tế. Theo đó, các TTBYT đã bán cho cơ sở y tế hoặc người sử dụng được tiếp tục sử dụng đến khi bị thanh lý theo quy định pháp luật hoặc đến khi hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Trường hợp TTBYT có số lưu hành bị thu hồi nhưng chưa bán đến người sử dụng hoặc cơ sở y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm dừng lưu hành và thực hiện biện pháp thu hồi các TTBYT.

thiet bi y te anh 1

Nghị định 07/2023/NĐ-CP nhấn mạnh không được mua bán TTBYT khi chưa có giá kê khai. Ảnh: Quốc Toàn.

Thay đổi quản lý, kê khai giá TTBYT

Nghị định số 07/2023/NĐ-CP quy định thực hiện niêm yết giá đối với tất cả TTBYT tại các địa điểm quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Ngoài ra, quy định hiện hành yêu cầu phải kê khai giá TTBYT cho hơn 200.000 chủng loại, mỗi chủng loại lại có nhiều cấu hình, tính năng kỹ thuật khác nhau… Điều này gây quá tải cho ngành y tế cũng như không đảm bảo cập nhật kịp thời.

Các đơn vị chỉ thực hiện kê khai giá đối với TTBYT khi có biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến nguồn cung cấp TTBYT, khả năng chi trả của người mua, khả năng thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.

Nghị định nhấn mạnh không được mua bán TTBYT khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán. Quy định này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế trong việc thực hiện kê khai giá và các thủ tục đấu thầu.

Sửa đổi quy định về xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất TTBYT

Nhằm gỡ vướng những khó khăn trong xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất TTBYT, Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 46, Điều 48 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP theo hướng: Việc nhập khẩu TTBYT đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; Bộ Y tế không cấp giấy phép nhập khẩu TTBYT đã qua sử dụng.

Chính phủ đã xem xét để ban hành Nghị quyết trên nhằm thí điểm các cơ chế chính sách để bảo đảm thuốc, TTBYT và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế phù hợp với điều kiện đặc thù của lĩnh vực y tế cho đến khi các văn bản pháp quy có liên quan được ban hành.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Giải pháp của Bộ Y tế trước tình trạng nhiều bệnh viện 'cầu cứu'

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, tình trạng khan hiếm hàng hóa y tế cùng với tâm lý e ngại, không dám mua sắm, đấu thầu đã khiến nhiều cơ sở y tế rơi vào thiếu thốn nghiêm trọng.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm