Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chọn nghề theo sở thích hay nhu cầu xã hội?

Hằng năm cứ đến gần kỳ tuyển sinh ĐH - cao đẳng, nhiều học sinh lớp 12 đắn đo trước việc chọn ngành, trường.

Phân vân chọn ngành, chọn nghề

Trong năm 2014 và những năm tới, nhu cầu việc làm phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý, phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp… tạo nhiều chỗ làm mới, thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt là nhu cầu việc làm chất lượng cao.


Theo dự báo của TP.HCM, những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, sẽ được ưu tiên phát triển về nhân lực cho các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp chủ lực, như cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm. Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm trên 80% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố như quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự - tổ chức…

Trước khi làm hồ sơ dự tuyển, các thí sinh cần biết mình là ai và phù hợp với nghề gì, ngành nào có thể hỗ trợ bạn làm được nghề đó và ngành đó có ở trường nào. Đó là điều rất quan trọng và mang tính chất bền vững. Bạn nên biết lượng sức, nghĩa là phải “biết người biết ta”. Ngoài ra, còn nhiều tiêu chí để tham khảo: điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý... Bên cạnh đó cũng cần phân biệt đúng giữa “thích” và “phù hợp”.

Cẩn thận khi chọn nghề theo nhu cầu xã hội

Nên lắng nghe những lời khuyên, lời tư vấn từ các thầy cô hay những người đi trước, hoặc làm trắc nghiệm về sở thích, nguyện vọng của mình để xem bản thân có bị ngộ nhận hay không trước khi nghiêm túc chọn cho mình một nghề, một ngành học cho tương lai.

Trong các buổi tư vấn mùa thi, nhiều chuyên gia tư vấn khuyên rằng trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ, trước tiên thí sinh phải xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành: đó là sở thích, sở trường, năng khiếu. Điều này quan trọng hơn là đặt ra câu hỏi thi trường nào, ngành nào dễ đậu, bởi cho dù có trúng tuyển nhưng nếu học ngành không thích thì chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Điều này sẽ khiến sinh viên không thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình.

Phần lớn các chuyên gia tư vấn khuyên rằng nhu cầu xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ có tính nhất thời. Có thể hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao nhưng 4 hoặc 5 năm sau lại dư thừa vì các trường đào tạo ra quá nhiều. Vì vậy, để không phải hối tiếc vì sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, thí sinh khi cầm bút đăng ký dự thi hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng nếu chọn nghề sai lầm sẽ là sự lãng phí lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn nghề xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân sẽ bền vững hơn. “Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao”, tiến sĩ Nghĩa chia sẻ.

Ưu tiên sở trưởng bản thân

Theo các chuyên gia, các thí sinh nên chọn theo sở trường, tránh xa sở đoản mới là bền vững. Trong một lần trò chuyện cùng các học sinh trung học phổ thông, giáo sư Ngô Bảo Châu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn nghề: “Trước hết, các bạn trẻ cần xác định mình đam mê cái gì, đâu là tiềm năng thật sự của mình. Các bạn nên tham gia những hoạt động thực hành, nghiên cứu, những cuộc tranh luận về vấn đề mình đang định theo đuổi. Từ đó sẽ biết được bản thân có phù hợp với ngành, nghề đó không”.

Thạc sĩ Vương Thanh Long, Trưởng ban Tư vấn tuyển sinh và truyền thông ĐH Văn Hiến, cho rằng trong khi việc chọn đúng ngành nghề đòi hỏi thí sinh phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, đam mê, điều kiện của bản thân thì hiện nay, nhiều em quá đặt nặng vấn đề ra trường làm gì, mức lương bao nhiêu. Điều này - theo ông Long - dễ dẫn đến sai lầm bởi theo đuổi ngành nghề không thực sự đam mê và không đủ năng lực, thí sinh có thể không có động lực vượt qua những khó khăn, áp lực trong học tập lâu dài. Các em hoàn toàn có được thu nhập mong muốn nếu chọn ngành đúng sở trường, nguyện vọng và nỗ lực học tập hết mình. Việc chọn nghề xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân sẽ bền vững hơn. Ông Long cũng cho biết, việc định hướng nghề nghiệp đã trở thành một phần quan trọng của các quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu trên thế giới. Nhiều quốc gia đã áp dụng rộng rãi phần mềm trắc nghiệm hướng nghiệp, dựa trên sự tương quan giữa tính cách con người và đặc trưng nghề, và xem nó như một giải pháp hướng nghiệp cho giới trẻ.

Vì vậy, đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, cao đẳng 2014, việc xác định nghề nghiệp phù hợp cho bản thân là vô cùng quan trọng. Khi định hướng được một nghề đúng sở thích và khả năng, các bạn sẽ thấy rõ hơn mục đích học tập, có động lực để tập trung ôn luyện, nỗ lực, phấn đấu để đạt mục đích đã đề ra. Bên cạnh đó, sớm xác định một nghề còn giúp bạn vạch ra những kế hoạch trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ mang lại thành công trong tương lai.

Đại học Văn Hiến xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp học đường cung cấp miễn phí phần mềm trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp, các thông tin tuyển sinh, thư viện, tra cứu điểm thi, điểm chuẩn các trường…. qua trang www.gochocduong.vhu.edu.vn

Năm 2014, ĐH Văn Hiến dự kiến tuyển sinh 2.500 chỉ tiêu các bậc ĐH, CĐ ở các khối ngành KHXH&NV, kinh tế, kỹ thuật công nghệ và du lịch.

Tư liệu: ĐH Văn Hiến

Tham van va Tri lieu tam ly - nganh cua tuong lai hinh anh

Tham vấn và Trị liệu tâm lý - ngành của tương lai

0

Ngành Tham vấn và Trị liệu tâm lý ngày càng phát triển và sẽ tiếp tục phát triển vì nhu cầu ngày càng tăng ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội (học đường, y tế, giáo dục,…). Nhưng, câu hỏi đang được đặt ra là làm sao để quản lý được chất lượng dịch vụ của ngành tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?

Bạn có thể quan tâm