Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chọn trường ĐH: 3 câu hỏi để chọn nơi gửi gắm tương lai

Làm thế nào để chọn trường đại học phù hợp và đúng ngành để tránh tình cảnh sống cuộc sống của một ai khác? Để tìm ra câu trả lời, hãy đặt ra cho mình ba câu hỏi sau.

1. Tôi là ai?

Xác định sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là bước khởi đầu trong việc định hướng ngành nghề. Theo ông Giáp Mai Hùng, Giám đốc tuyển dụng công ty Intel, khu vực châu Á Thái Bình Dương, học sinh THPT nên bắt đầu với câu hỏi trên. Những bài trắc nghiệm ngành nghề và tính cách như SHL, MBTI... sẽ giúp bạn khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân và đưa ra gợi ý công việc phù hợp.

Tiếp đó, hãy thử tưởng tượng hình ảnh của bạn ở tuổi 25. Đó có thể là một hình mẫu mà bạn ngưỡng mộ hoặc một ước mơ thuở bé.

2. Thực tế ngành nghề tôi chọn như thế nào?

Để kế hoạch hướng nghiệp được thực tế, học sinh nên tìm cách tiếp cận thông tin ngành nghề càng sớm càng tốt.

Sinh viên RMIT gặp gỡ nhà tuyển dụng tại sự kiện tuần lễ nghề nghiệp RMIT.
Sinh viên RMIT gặp gỡ nhà tuyển dụng tại sự kiện tuần lễ nghề nghiệp RMIT.

Tận dụng ngày hội nghề nghiệp để tìm hiểu về ngành nghề mà mình quan tâm và đừng quên tham gia các hoạt động, CLB liên quan ngay từ khi còn đi học. Các hoạt động này sẽ giúp bạn có hiểu biết nhất định về ngành nghề muốn theo đuổi và cân nhắc xem bản thân có thực sự hứng thú với thực tế công việc hay không.

Bên cạnh trải nghiệm thực tế, học sinh cũng có thể tham khảo thông tin trên mạng, báo chí, tạp chí chuyên ngành, trò chuyện với những người đi trước đang làm việc trong lĩnh vực tương tự như người thân, anh chị, thầy cô giáo…

3. Lựa chọn trường đại học phù hợp?

Bước cuối cùng trong quá trình tìm kiếm là chọn lựa môi trường đại học có thể giúp bạn phát triển tối đa khả năng của mình. Một trường đại học tốt phải mang đến môi trường kích thích tư duy, đề cao tính sáng tạo, thực tiễn, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên cọ xát với thực tế công việc.

Để có quyết định chính xác, ngoài việc tham khảo trên trang mạng, học sinh THPT nên trực tiếp đến trường để trải nghiệm không khí học tập, trò chuyện với anh chị cựu sinh viên, tìm hiểu về các dịch vụ hỗ trợ học tập và nghề nghiệp.

Học sinh khám phá chương trình học và cuộc sống sinh viên ở ĐH RMIT trong chương trình Thử làm sinh viên RMIT Việt Nam.
Học sinh khám phá chương trình học và cuộc sống sinh viên ở ĐH RMIT trong chương trình Thử làm sinh viên RMIT Việt Nam.

ĐH RMIT Việt Nam cũng là một trong những trường đại học đầu tư mạnh tay vào các dịch vụ hỗ trợ học tập và hướng nghiệp bài bản cho sinh viên xuyên suốt quá trình học đại học.

Cô Phoenix Hồ, Trưởng phòng Hướng nghiệp ĐH RMIT Việt Nam, cho biết: “Chuyên gia hướng nghiệp sẽ tư vấn cho từng cá nhân để giúp bạn xây dựng con đường nghề nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn nhất”.

Ngoài ra, giảng viên, chuyên gia hướng nghiệp của ĐH RMIT còn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cựu sinh viên gặp khó khăn sau khi đi làm. Đây chính là điều bạn học sinh nên tìm kiếm khi cân nhắc lựa chọn nơi đầu tư, gửi gắm tương lai.

Steve Jobs từng phát biểu trong lễ khai giảng của ĐH Stanford: “Thời gian của bạn là có hạn, đừng lãng phí nó để sống một cuộc sống của ai đó. Đừng để quan điểm của người khác nhấn chìm những mách bảo của bản thân”. Để bốn năm đại học là nơi ươm mầm cho cây nghề nghiệp phát triển rực rỡ, học sinh cần hết sức thực tế và nghiêm túc trả lời ba câu hỏi về bản thân, ngành nghề và đầu tư tìm kiếm lựa chọn trường đại học phù hợp.

 

Sự kiện Bí quyết chọn và học đại học được tổ chức tại RMIT Việt Nam để khám phá bản thân và tự tin lựa chọn ngành học phù hợp.

Thời gian: chủ nhật, 14/12, 8h30 - 11h30

Địa điểm: 702 Nguyễn Văn Linh, Q. 7, TP. HCM.

 

RMIT

Tư liệu: RMIT

Bạn có thể quan tâm