Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ doanh nghiệp 'chi đẹp' để được nhận dự án, nào ngờ trúng bẫy lừa

Những mong được nhận dự án đóng hai tàu cho Bộ Quốc phòng, một chủ doanh nghiệp đã sẵn sàng "chi đẹp" để rồi sau đó phát hiện mình bị lừa.

Ngày 23/12, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đặng Anh Đức (SN 1978, ở Long Biên) và Nguyễn Tiến Phúc (SN 1979, ở Hà Đông) lần lượt mức án 8 năm và 7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phúc vốn làm nghề chữa bệnh Đông y, còn Đức nguyên là chuyên viên Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công Thương; còn anh Phạm Bình M. là giám đốc một công ty xây dựng và xuất nhập khẩu quốc tế.

Theo cáo buộc, trong khoảng năm 2021-2022, Phúc và Đức không công tác trong Bộ Quốc phòng, không có chức năng, nhiệm vụ, không có khả năng xin cho các doanh nghiệp được tham gia dự án đóng tàu cho Bộ Quốc phòng.

Thế nhưng với mục đích muốn được hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu và giúp đỡ, Phúc đã đưa ra thông tin không đúng về dự án đóng tàu của Bộ Quốc phòng và chủ động nhắn tin cho Đức chuyển hồ sơ của doanh nghiệp có nhu cầu đóng tàu để Phúc giúp, đồng thời còn yêu cầu Đức chuyển chi phí để Phúc đi "quan hệ" lo việc.

Xuất phát từ thông tin Phúc đưa ra và sự hứa hẹn của Phúc nên Đức đã trực tiếp trao đổi, giới thiệu với anh M. về dự án đóng tàu của Bộ Quốc phòng.

Theo thông tin các bị cáo đưa ra, Bộ Quốc phòng có dự án đóng tàu vận tải xa bờ trọng tải từ 5.000-10.000 tấn. Bị cáo hứa hẹn giúp cho công ty của anh M. được ký hợp đồng đóng tàu cho Bộ Quốc phòng. Tin tưởng thông tin bị cáo đưa ra, anh M. đã chuyển tổng số 930 triệu đồng cho Đức để nhờ giúp cho công ty của anh M. được đóng 2 tàu.

Hết thời hạn cam kết mà không thấy công ty của mình được ký hợp đồng đóng tàu nên tháng 9/2022, anh M. làm đơn gửi đến cơ quan điều tra tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị cáo.

Cơ quan điều tra làm rõ, sau khi nhận tiền từ người bị hại, Đức chuyển cho Phúc 230 triệu đồng để "lo việc", chuyển hơn 500 triệu đồng trả nợ. Hơn 186 triệu đồng còn lại được Đức dùng chi tiêu cá nhân hết.

Sau khi nhận hồ sơ và tiền từ Đức, Phúc không giúp được cho doanh nghiệp của anh M. ký hợp đồng đóng tàu nhưng cũng không trả lại tiền.

Cáo buộc cho rằng, Phúc là người tạo tiền đề, điều kiện để Đức trao đổi, hứa hẹn và chiếm đoạt 930 triệu đồng của anh M. Do đó, hành vi của Phúc có vai trò đồng phạm giúp sức trong vụ án. Sau đó, Phúc đã chuyển trả cho Đức 220 triệu đồng.

Xác minh tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho thấy, năm 2021-2022, đơn vị không mở dự án đóng mới tàu. Trong thời gian này, không có người nào tên Đặng Anh Đức, hay Phạm Bình M. liên hệ gửi hồ sơ dự thầu tại các đơn vị đóng tàu thuộc Tổng cục.

Cảnh báo tham gia đầu tư qua 3 sàn lừa đảo 'RichSmart, Topmax, GFS'

Thời gian qua, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo việc xuất hiện nhiều sàn giao dịch ngoại hối, thu hút nhiều người tham gia đầu tư tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo.

Triệt xóa đường dây lừa đảo dưới hình thức đầu tư chứng khoán

Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin Phòng Cảnh sát hình sự triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán.

Công bố 21 trang web, 7 tài khoản trong đường dây lừa đảo Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng.

Sách về Pháp luật

Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.

https://vietnamnet.vn/chu-doanh-nghiep-chi-dep-de-duoc-nhan-du-an-nao-ngo-trung-bay-lua-dao-2355594.html

T. Nhung/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm