Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ nhà đánh chết trộm bị xử lý như nào?

Nhiều người quan tâm việc phải đánh trộm như nào để không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Và trong trường hợp đánh chết hoặc gây thương tật, chủ nhà sẽ bị xử lý như thế nào?

Gửi câu hỏi đến Zing, anh Nguyễn Đức Chiến (Đống Đa, Hà Nội) thắc mắc: "Nếu nhà tôi bị trộm vào nhà, tôi bị tấn công và buộc phải đánh trả thì cần đánh trả ở mức độ nào để không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật? Và nếu tôi đánh chết hoặc gây thương tật cho tên trộm đó, tôi sẽ bị xử lý như nào theo quy định của pháp luật?"

Trả lời câu hỏi của anh Chiến, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Giám đốc điều hành Văn phòng Luật sư Kết nối) cho biết theo quy định tại khoản 1, điều 22, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên và không phải là tội phạm".

Như vậy, để được coi là phòng vệ chính đáng thì phải đủ 2 điều kiện. Thứ nhất, đó là hành vi chống trả hành vi tấn công của người đang xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Thứ hai, việc chống trả này là cần thiết mà không có cách nào khác, phù hợp với tính chất, mức độ của người có hành vi vi phạm và người phản kháng. Nếu hành vi phản kháng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại gây ra thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng.

Trường hợp gây thương tật, làm chết người có thể bị khởi tố hình sự đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS), tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136 BLHS).

Theo quy định tại điều 126, nếu chủ nhà đánh chết trộm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trường hợp phạm tội đối với 2 người trở lên thì bị phạt tù 2-5 năm.

Theo quy định tại điều 136, nếu chủ nhà đánh trộm tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Trường hợp tổn thương cơ thể trên 60% hoặc gây tổn thương với 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Với trường hợp phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì bị phạt tù 1-3 năm.

Trong trường hợp đánh chết trộm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chủ nhà có thể chịu mức phạt cao nhất là 5 năm tù.

Chủ nhà nên làm gì khi bị trộm đột nhập?

Im lặng, không đánh lại trộm để bảo toàn tính mạng; Vào phòng kín, khóa cửa rồi báo công an; Tìm cách chống trả nếu nhà có đông người... là những gợi ý của cảnh sát hình sự.

Khi nào CSGT được dừng xe dù tài xế không mắc lỗi?

Nhiều người quan tâm việc CSGT được dừng phương tiện trong những trường hợp nào? Và họ có quyền yêu cầu CSGT xuất trình mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra khi dừng xe hay không?

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm