TS Nguyễn Đắc Tâm (bên phải) cùng KS Bùi Quang Độ tại trụ sở Đại học Văn Lang đầu những năm 2000. Ảnh: Đại học Văn Lang. |
Là một trong những nhà sáng lập đầu tiên, TS Nguyễn Đắc Tâm cũng là người đã đề xuất đặt tên trường theo quốc hiệu đầu tiên của dân tộc.
Cụ thể, vào cuối năm 1992, TS. Nguyễn Đắc Tâm, khi đó đang là Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ SEPZONE, cùng với một số nhà trí thức tâm huyết, đã xây dựng Dự án thành lập Đại học Kinh thương Sài Gòn, tiền thân của Đại học Văn Lang.
Sau gần 3 năm nhóm sáng lập xây dựng đề án, nguồn lực, và trình duyệt với Bộ GD&ĐT, đến ngày 27/1/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/TTg cho phép thành lập Đại học Dân lập Văn Lang - điểm khởi đầu chính thức cho hành trình 30 năm phụng sự giáo dục của Đại học Văn Lang hôm nay.
TS Nguyễn Đắc Tâm từ trần hồi 13h37 ngày 6/10/2024, hưởng thọ 78 tuổi. Ảnh: Đại học Văn Lang. |
Từ tên gọi này, TS. Nguyễn Đắc Tâm khởi xướng xây dựng biểu trưng đầu tiên của Đại học Văn Lang gắn với hình ảnh trống đồng, định hình bản sắc Văn Lang từ buổi ban đầu hướng về cội nguồn và giữ gìn, lan toả văn hóa dân tộc.
Suốt 30 năm đồng hành với mọi bước phát triển của nhà trường, TS Nguyễn Đắc Tâm nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của nhà trường như thành viên Hội đồng Sáng lập (1995), Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (1997-2020), Phó Hiệu trưởng (1995-2015), Quyền Hiệu trưởng (2016), Chủ tịch Hội đồng Sáng lập, Viện trưởng Viện Di sản Văn Lang (2021-2024).
Ngoài ra, TS. Nguyễn Đắc Tâm còn là Trưởng khoa Ngoại ngữ của Đại học Văn Lang trong nhiều năm, gắn bó với các thế hệ sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh và được đông đảo cựu sinh viên vô cùng yêu mến.
"Sự ra đi của một trong những nhà sáng lập đầu tiên góp lửa dựng nên ngôi trường Văn Lang để lại niềm tiếc thương vô hạn trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, cựu sinh viên các thế hệ của Đại học Văn Lang", nhà trường viết trong thông báo.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.