Câu 1: Có mấy dòng chúa trong lịch sử phong kiến Việt Nam?
Theo sách “Lịch sử Việt Nam”, xuyên suốt chiều dài lịch sử phong kiến nước ta, 2 dòng họ xưng chúa là Trịnh và Nguyễn. |
Câu 2: Những dòng chúa này có gốc tích ở tỉnh nào hiện nay?
Cả 2 dòng chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều có gốc gác từ Thanh Hóa. Quê hương chúa Trịnh ở làng Sáo, huyện Vĩnh Lộc, còn quê hương chúa Nguyễn thuộc làng Gia Miêu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. |
Câu 3. Chúa Trịnh và chúa Nguyễn ban đầu có mối quan hệ gì?
Trong buổi đầu lập nghiệp, họ Trịnh và họ Nguyễn là thông gia với nhau. Người mở đầu cho sự nghiệp chúa Trịnh (Trịnh Kiểm) là con rể của tướng Nguyễn Kim, cũng là anh của chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), vị chúa đầu tiên của họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Câu 4. Chúa Trịnh đầu tiên là ai?
Theo sách "Lịch sử Việt Nam", Trịnh Kiểm là người mở đầu cho cơ nghiệp 241 năm của các chúa Trịnh. Ông là tướng của Nguyễn Kim. Sau khi Nguyễn Kim bị sát hại, Trịnh Kiểm từng bước xây dựng thế lực họ Trịnh. |
Câu 5. Ai mở đầu cơ nghiệp cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong?
Cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong tồn tại từ năm 1558-1945, chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ các chúa Nguyễn (1558-1785) và thời kỳ của vương triều Nguyễn (1802-1945). Vị chúa mở đầu cho cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong là chúa Tiên (Nguyễn Hoàng). |
Câu 6. Chúa Trịnh nào nổi tiếng với tài văn thơ?
Trịnh Sâm là vị chúa rất giỏi văn thơ. Ông là người có đề khắc 5 chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, nghĩa là động đẹp nhất trời Nam tại Hương Tích năm 1770. |
Câu 7. Chúa nào sống thọ nhất?
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng sống thọ nhất trong số các chúa Nguyễn và Trịnh. Ông sinh năm 1525, mất năm 1613, thọ 88 tuổi. Nguyễn Hoàng cũng chính là bậc đế vương sống thọ nhất của sử Việt. |
Câu 8. Chúa Nguyễn nào từng đánh bại quân đội Hà Lan?
Năm 1644, chúa Nguyễn Phúc Tần chỉ huy quân đội Đàng Trong lần đầu đánh thắng hạm đội Hà Lan ở cửa biển Thuận An. Đây cũng là lần đầu tiên người Việt đánh bại phương Tây trên biển. |