Câu 1. Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ Mặt Trời?
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, Sao Mộc (Jupiter) là hành tinh lớn nhất trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời cả về khối lượng và thể tích (với đường kính 69.911 km, khối lượng gấp 317,8 lần Trái Đất). Kích thước Sao Mộc lớn đến mức tất cả hành tinh khác có thể nằm gọn trong nó. Tên của nó xuất phát trong tiếng La Mã có nghĩa là vua của các vị thần. |
Câu 2: Loại khí chủ yếu bao quanh Sao Mộc?
Sao Mộc chứa chủ yếu Hydro (88-92%) và Heli - chiếm một phần tư khối lượng của nó. |
Câu 3: Sao Mộc có từ quyển mạnh hơn hành tinh nào?
Sao Mộc cũng có từ quyển mạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, gấp 20.000 lần từ quyển của Trái Đất. Sao Mộc quay trên trục của nó nhanh hơn bất kỳ hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời (chưa đầy 10 giờ/vòng quay). |
Câu 4: Sao Mộc là hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?
Sao Mộc là hành tinh thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. |
Câu 5: Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở dạng nào?
Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng. Nó là hành tinh khí lớn nhất trong Hệ Mặt Trời với đường kính 142.984 km tại xích đạo. Sao Mộc là hành tinh duy nhất có khối tâm với Mặt Trời nằm bên ngoài thể tích của Mặt Trời. |
Câu 6: Từ trường của Sao Mộc mạnh hơn hành tinh nào 14 lần?
Từ trường của Sao Mộc mạnh gấp 14 lần của Trái Đất và nó cũng là từ trường lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Sao Mộc có hệ thống vành đai hành tinh mờ bao gồm ba vành chính: Vành hạt trong cùng, còn gọi là quầng, vành đai chính tương đối sáng, và vành đai mỏng ngoài cùng. Thành phần vật chất của những vành này chủ yếu là bụi, chứ không phải băng đá như vành đai Sao Thổ. |
Câu 7: Tên một vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc?
Tính đến tháng 7/2018, sao Mộc có 79 vệ tinh tự nhiên. Trong số này, 63 vệ tinh có đường kính nhỏ hơn 10 km và chỉ được phát hiện từ năm 1975. Bốn vệ tinh lớn nhất, gọi là các vệ tinh "Galilei" là Io, Europa, Ganymede và Callisto. |