Chung cư 42 Nguyễn Huệ (quận 1) có vị trí đắc địa khi nằm ngay cạnh phố đi bộ đầu tiên của TP.HCM. Lọt thỏm giữa “con phố vàng” với hàng chục tòa cao ốc hiện đại, địa chỉ này trở thành điểm tập trung buôn bán và mua sắm sầm uất, thu hút lượng lớn du khách và giới trẻ. |
Khu chung cư cao 9 tầng là “ngôi nhà chung” của nhiều quán cà phê, bar, nhà hàng. Sự xuất hiện của các quán xá đã khoác thêm màu áo mới cho công trình hơn 60 tuổi. Mới đây, thương hiệu Nhật Bản %Arabica gây chú ý khi mở cửa hàng đầu tiên ở 42 Nguyễn Huệ với giá đồ uống dao động từ 65.000 đồng đến 145.000 đồng. Cửa hàng này thu hút sự quan tâm của giới trẻ vì trước đó đã có mặt tại nhiều quốc gia láng giềng như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. |
Trước dịch Covid-19, địa chỉ 42 Nguyễn Huệ có hơn 40 hộ kinh doanh, đa dạng các loại hình khác nhau. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng hàng quán khai trương trở lại chỉ hơn một nửa. Nhiều cửa tiệm đã rời đi để lại mặt bằng cho thuê đóng bụi, đóng cửa im lìm. |
Được xây dựng từ năm 1960, tòa chung cư hiện đã khá cũ, cơ sở hạ tầng cũng xuống cấp. Trên nhiều vách tường, rêu mọc bám thành mảng xanh, ẩm mốc do thấm nước. Sự thiếu vắng của nhiều cửa hàng đã khiến các hành lang trở nên trống trải, vấn đề vệ sinh không được đảm bảo. |
Do không có bãi giữ xe, du khách đến đây phải gửi phương tiện ở các tòa nhà lân cận. Ngoài ra, nếu muốn dùng thang máy, mỗi người phải nộp phí 3.000 đồng. Quy định này được treo ngay tầng trệt cùng hàng chục biển quảng cáo. Hầu như chỉ có khách Việt sử dụng, còn người nước ngoài đa số đi bộ vì không có sẵn tiền lẻ hoặc muốn tham quan toàn bộ cư xá. |
Nhiều chủ quán cho hay lượng khách chủ yếu của họ là người nước ngoài hoặc dân văn phòng ở các tòa cao ốc xung quanh. Trong đó, khách Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ chiếm phần lớn. Khách nội địa, đặc biệt là giới trẻ chỉ có khoảng 10% dùng dịch vụ, còn lại đến đây để chụp ảnh hoặc tham gia sự kiện đặc biệt. |
Trong hành trình đạp xe từ thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) đến TP.HCM, Mick (45 tuổi, người Nga) dừng chân tại địa chỉ 42 Nguyễn Huệ để thưởng thức tách cà phê mang hương vị Việt. Đây là lần đầu tiên anh trải nghiệm ngắm hoàng hôn từ một tòa chung cư cũ. “Tôi biết đến chỗ này qua review trên mạng. Các trang web du lịch nổi tiếng đều giới thiệu đây là địa điểm không thể bỏ qua khi đến đây”, Mick chia sẻ. |
TP.HCM là điểm đến cuối cùng trong chuyến du lịch Việt Nam của Asics (người Thái Lan, đứng ngoài cùng bên phải) và nhóm bạn thân. Sau khi dạo chơi một vòng phố đi bộ, cả hội ghé vào cư xá này để chụp ảnh check-in. Họ không dùng thang máy vì muốn tận mắt ngắm nhìn lối kiến trúc cổ kính ở đây. “Nơi này mang đến cho tôi cảm giác rất yên bình. Chúng tôi tận dụng mọi góc chụp để có bức ảnh ưng ý nhất”, Asics bày tỏ. |
Vị trí ban công tại các quán cà phê luôn được du khách lựa chọn nhiều nhất. Ngoài sở hữu view đắt giá, từ góc này mọi người có thể ngắm hoàng hôn và chứng kiến đường phố khoác lên mình những ánh đèn màu lấp lánh khi màn đêm buông xuống. |
Chị Quý Nhi, chủ tiệm Madame Quyên, thường xuyên tiếp đón các đoàn khách nước ngoài đến đây tham quan và dùng bữa. Trong không gian rộng khoảng 80 m2, quán của chị chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của Việt Nam. Kinh doanh tại đây 4 năm, chị chứng kiến rõ nét sự đổi thay của tòa chung cư 63 tuổi trước và sau dịch. Tuy nhiên, theo chị, việc buôn bán đang có tín hiệu đáng mừng khi nhiều quốc gia đã hoàn toàn mở cửa và nơi này được một số thương hiệu nước ngoài chú ý. |
Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.