Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Chứng hoang tưởng về năng suất làm việc

Dưới ảnh hưởng của làn sóng làm việc từ xa và hybrid, nhiều quản lý luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của cấp dưới. Tương tự, nhiều nhân sự lo âu vì nghĩ mình làm việc chưa đủ tốt.

Chứng hoang tưởng về năng suất gây hại nặng nề đến đời sống công sở. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

“Tôi cảm thấy khó tin tưởng, luôn cho rằng cấp dưới đang lo ra chứ không tập trung hoàn thành nhiệm vụ”.

“Tôi luôn áy náy khi nghỉ ngơi, ngay cả trong giờ giải lao. Thậm chí, dù đã xong việc, tôi vẫn cố di chuyển chuột máy tính để sếp nghĩ mình đang bận rộn thay vì ngồi chơi”.

Nếu thấy quen thuộc với các tình huống trên, nhiều khả năng bạn đang bị hoang tưởng về năng suất (productivity paranoia). Hội chứng này xuất hiện ở cả quản lý và nhân viên, khiến họ nghi ngờ về sự chăm chỉ trong công việc của nhóm dưới quyền hoặc chính bản thân mình.

Nếu không sớm nhận biết và điều chỉnh, bạn sẽ luôn cảm thấy bất an, khó hoạt động với bất kỳ nhân sự nào. Đồng thời, nhanh chóng cạn kiệt về thể chất lẫn tinh thần là kết quả tất yếu, Stylist đưa tin.

hoang tuong nang suat anh 1hoang tuong nang suat anh 2
hoang tuong nang suat anh 3

Quản lý và nhân viên đều có khả năng mắc chứng hoang tưởng về năng suất. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

Tình hình chung hậu COVID-19

Theo báo cáo toàn cầu của Microsoft được công bố vào cuối năm 2022, các tình huống làm việc từ xa và hybrid đã dẫn đến sự gia tăng của cảm giác hoài nghi tại nơi làm việc.

85% các nhà lãnh đạo cho rằng quá trình chuyển đổi từ hoạt động trực tiếp tại văn phòng sang hình thức khác khiến họ bất an, không biết liệu mọi người có siêng năng hay chỉ đang đối phó.

Trong khi đó, chỉ 12% quản lý hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả làm việc của tập thể do mình phụ trách.

Prasanth Nair, Giám đốc điều hành công ty năng suất doanh nghiệp Double Gemini, cho biết khoảng 50% khách hàng của họ mắc chứng hoang tưởng này. Phần lớn là công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo ra sự ổn định khi làm việc từ xa.

“Hầu hết quản lý thừa nhận đã mặc định nhân viên chây lười nếu không tận mắt nhìn họ làm việc. Suy nghĩ này bị quy chụp lên tất cả thành viên trong nhóm, trong khi người điều hành hiểu nó không thực sự công bằng”, Nair cho biết.

Tương tự, các nhân sự cũng bị ảnh hưởng. Họ thường mặc định bản thân chưa đủ năng suất, dẫn đến “sợ” nghỉ ngơi dù có quyền làm vậy.

Cứ như thế, mức độ căng thẳng trong công việc ngày càng tăng cao. Nghiên cứu từ Westfield Health cho thấy ít nhất 46% người lao động đứng trên bờ vực burn out vì mắc kẹt trong tình trạng nói trên.

hoang tuong nang suat anh 4hoang tuong nang suat anh 5
hoang tuong nang suat anh 6

Cơn ám ảnh kéo dài sẽ gây hại đến năng suất chung và tinh thần của mọi người trong công ty. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

Ảnh hưởng

Dưới góc nhìn của Nair, hội chứng hoang tưởng về năng suất ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoản giữ chân nhân tài cho công ty.

Sự soi mói, giám sát quá đà từ quản lý khiến cấp dưới cảm thấy ngột ngạt, luôn cảm thấy mình là người mang tội.

Nhiều nghiên cứu đời sống công sở trong vài năm khẳng định mong muốn làm việc cần mẫn của nhân viên liên quan mật thiết đến cảm giác được tin tưởng từ cấp trên.

Do đó, không ai có nhu cầu cống hiến nếu liên tục bị nghi ngờ và bắt bẻ với những câu hỏi vô nghĩa.

“Sẽ chẳng công ty nào phát triển được nếu không sớm xử lý hiện tượng này. Các lãnh đạo đã sai khi quá lo lắng với suy nghĩ ‘Liệu họ có đang làm đủ việc không?’.

Điều họ cần quan tâm là chăm sóc đời sống nhân viên, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ công sở ngày càng lỏng lẻo vì thay đổi mô hình lao động”, Nair bày tỏ.

Việc tập trung không ngừng vào mức độ hiệu quả khi làm việc cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của mỗi người. Chuyên gia lao động Karen Eyre-White khẳng định quá trình này không có ý nghĩa nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

Trái lại, nhân viên lại dần trở nên lo âu quá mức và dễ dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, họ cũng mất ý thức về giá trị, năng lực của bản thân khi liên tục nghĩ mình kém cỏi so với một chuẩn mực không tồn tại.

hoang tuong nang suat anh 7hoang tuong nang suat anh 8
hoang tuong nang suat anh 9

Quản lý cần có niềm tin, cũng như quản lý nhân sự một cách mềm mại hơn để tránh gây áp lực không đáng. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Lối ra

Với Joe Du Bey, Giám đốc điều hành nền tảng Eden, để “chữa” chứng ảo tưởng này, công ty và nhóm quản lý trực tiếp cần đưa ra quy trình, công cụ đo lường, đánh giá phù hợp.

Từ đây, nhân sự sẽ thấy rõ thành tích của bản thân, cũng như có động lực cống hiến dù làm việc từ xa.

Ngoài ra, nhóm điều hành nên thay đổi cách giám sát năng suất. Chẳng hạn, hãy thể hiện thái độ quan tâm bằng những phản hồi chi tiết khi cần.

Xây dựng, củng cố văn hóa khen thưởng cũng là cách để đảm bảo cấp dưới nhận được sự đánh giá cao xứng đáng.

Đồng thời, công ty cũng cần tổ chức khảo sát định kỳ nhằm hiểu rõ hơn về những gì đang làm đúng hoặc cần cải thiện.

Về phần nhân viên, nhà trị liệu tâm lý Kate Ibbotson khuyên họ nên đối xử nhẹ nhàng với chính mình. Bạn cần hiểu rằng nỗi ám ảnh thực chất chỉ khiến mọi người thụt lùi, thay vì khuyến khích phát triển lành mạnh.

“Để làm việc hiệu quả, bạn cần chăm chỉ và duy trì thói quen kỷ luật. Song, ai cũng có giới hạn về năng lượng và sức khỏe. Dồn dập, ép buộc bản thân chạy theo sự chăm chỉ ‘ảo’ chỉ khiến mọi thứ trượt dốc không phanh.

Hy vọng bạn sẽ thư thả trong giờ giải lao, thoải mái uống cà phê, trò chuyện với đồng nghiệp chứ không còn bị giữ chân bởi nỗi sợ vô lý”, cô nói.

Khi những cuộc họp trở nên vô nghĩa

Họp hành liên tục là cơn ác mộng với nhiều nhân viên và quản lý. Họ không còn đủ thời gian tập trung cho nhiệm vụ riêng, cũng như bị ảnh hưởng sức khỏe vì ngồi quá lâu.

Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?

Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.

Do ki mu quang o van phong hinh anh

Đố kị mù quáng ở văn phòng

0

Nếu khó chịu khi thấy đồng nghiệp thăng chức, có dự án thành công hoặc được sếp đánh giá cao..., có thể bạn thuộc vào nhóm người dễ đố kị với người khác tại nơi làm việc.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm