Nhà hàng Anh từ bỏ từ 'pho' sau khi bị chỉ trích. |
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Những người chỉ trích đe dọa sẽ "tẩy chay" thương hiệu này vì hạn chế các chủ nhà hàng Việt Nam sử dụng và kiếm lợi từ chữ "pho" trong thương hiệu của họ, mặc dù phở là món ăn thuộc về Việt Nam.
Một đại diện nhà hàng chia sẻ với Femail: "Chúng tôi luôn yêu thích ẩm thực, văn hóa Việt Nam - điều đã truyền cảm hứng cho Pho - và đã lắng nghe những bình luận trong tuần qua. Chúng tôi hiểu những lo ngại đã được nêu ra và hôm nay đã nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký của chúng tôi về việc sử dụng chữ 'pho'".
Hai lần tranh cãi
Cuộc tranh luận bắt nguồn từ năm 2013, khi một nhà hàng nhỏ ở đông nam London tên là Mo Pho cho biết họ đã nhận được một lá thư pháp lý từ Pho Holdings yêu cầu đổi tên. Pho Holdings cho biết đã đăng ký nhãn hiệu "pho" 6 năm trước - thời điểm mà món phở còn chưa được biết đến nhiều ở Anh như hiện tại. Việc đăng ký nhãn hiệu có nghĩa là chỉ Pho Holdings mới có thể sử dụng "pho" trong tên doanh nghiệp.
Nhà hàng bán món Việt ở Anh bị chỉ trích vì đăng ký nhãn hiệu 'pho'. |
Mặc dù chuỗi nhà hàng này khẳng định họ không đăng ký nhãn hiệu cho món ăn Việt Nam, mà chỉ đăng ký tên công ty để bảo vệ doanh nghiệp, sự phẫn nộ đã lan rộng trên mạng xã hội.
Theo The Guardian, trước phản ứng dữ dội, thương hiệu này thừa nhận đã mắc sai lầm và đăng dòng tweet rằng họ đã hủy bỏ tranh chấp với Mo Pho - nhà hàng đã đóng cửa vĩnh viễn.
Cuộc tranh luận lắng xuống và chuỗi cửa hàng này tiếp tục thành công tại Anh, từ việc phục vụ khoảng 20 người/ngày trong năm đầu tiên lên đến 45 chi nhánh và có thể bán hàng nghìn bát phở/tuần.
Đến tháng 10, một người có sức ảnh hưởng ở London gốc Việt đã khơi dậy cuộc thảo luận bằng một video TikTok chỉ trích gay gắt việc Pho Holdings đăng ký nhãn hiệu "pho", thu hút hơn 2 triệu lượt xem.
Yen, người dùng tài khoản @iamyenlikethemoney trên nền tảng này, cho biết: "Là một người Việt Nam, mỗi lần đi ngang qua nhà hàng này, tôi lại thấy sôi máu vì nhà hàng này không chỉ do người da trắng làm chủ... mà họ còn đăng ký nhãn hiệu cho 'pho' ở Anh".
Cô chỉ ra cách chuỗi cửa hàng này liên hệ với các doanh nghiệp khác bằng cách sử dụng chữ này trong tên của mình, nói rằng: "Bạn có biết điều đó điên rồ đến mức nào không? Điều đó giống như việc đăng ký nhãn hiệu cho từ cá và khoai tây chiên, kebab hoặc sushi... nó quá chung chung. Phở thực sự là món ăn quốc gia của Việt Nam và việc bạn là người da trắng đăng ký nhãn hiệu đó... quả là sự trơ tráo".
Chuỗi nhà hàng ở Anh nói gì?
Clip của Yen nhanh chóng gây sốt trên mạng xã hội, với nhiều người xem bày tỏ ý định "tẩy chay" chuỗi cửa hàng này.
Pho Holdings đã phản hồi lại những lời chỉ trích gần đây trên các kênh truyền thông xã hội của mình như sau: "Tuần này, chúng tôi đã thấy một số cuộc trò chuyện về một nhãn hiệu liên quan đến thương hiệu của chúng tôi đã bị hiểu lầm. Những người sáng lập của chúng tôi mở Pho để tôn vinh món ăn quốc gia của Việt Nam, sau khi họ yêu thích món ăn này trong chuyến du lịch của mình".
Nhà hàng Anh cho biết đã nộp đơn xin từ bỏ nhãn hiệu. |
Chuỗi nhà hàng khẳng định sẽ không bao giờ cố gắng đăng ký nhãn hiệu cho món ăn này. "Giống như nhiều người trong số các bạn đã chia sẻ những bình luận đầy nhiệt huyết về món ăn này, chúng tôi tin rằng phở không thuộc về bất kỳ ai ngoài người dân Việt Nam".
Chuỗi nhà hàng nói thêm việc đăng ký nhãn hiệu liên quan đến nhận diện thương hiệu và logo, và điều này không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào khác sử dụng "pho" trong tên của mình.
"Hơn 50 doanh nghiệp khác tại Anh hiện cũng sở hữu nhãn hiệu liên quan đến 'pho'. Về việc chúng tôi kiện các doanh nghiệp Việt Nam thì điều đó hoàn toàn không đúng. Pho tồn tại vì chúng tôi yêu phở và muốn càng nhiều người càng tốt được thưởng thức món ăn này. Chúng tôi hiểu tại sao sự nhầm lẫn với nhãn hiệu của chúng tôi lại khiến một số người khó chịu và chúng tôi hy vọng điều này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa thương hiệu của chúng tôi với phở và các doanh nghiệp địa phương khác".
Tuy nhiên, một số người xem gọi lời xin lỗi là "giả tạo" và yêu cầu nhiều hành động hơn. Còn một số người khuyên khách hàng tránh xa chuỗi nhà hàng này và thay vào đó hãy đến các nhà hàng "chính thống" trong phần bình luận.
Để đáp lại phản ứng dữ dội, người phát ngôn của Pho đã nói với Femail rằng thương hiệu này đã đệ đơn yêu cầu từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký cho "pho". Người phát ngôn của Pho cho biết: "Chúng tôi luôn yêu thích ẩm thực và văn hóa Việt Nam mà Pho lấy cảm hứng và đã lắng nghe những bình luận trong tuần qua. Chúng tôi hiểu những lo ngại đã nêu và hôm nay đã nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký của chúng tôi về việc sử dụng 'pho'".
Nhà hàng hy vọng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu này trong những ngày tới.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.