Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện ít biết về kỳ thi chọn trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa

Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa là 3 danh hiệu cao quý nhất trong kỳ thi Đình. Để tuyển chọn được những người đứng đầu, triều đình phong kiến đã tổ chức nhiều kỳ thi công phu.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, để đạt được danh vị trạng nguyên, sĩ tử phải vượt qua 3 kỳ thi gồm thi Hương, Hội, Đình có khi có tới 5.000-6.000 sĩ tử dự thi trong cả nước. Trong đó, thi Đình là kỳ thi cuối cùng, được tổ chức ngay tại sân điện của nhà vua.

Dưới đây là nghi thức một kỳ thi Đình thời Lê Trung Hưng đã được sử gia Phan Huy Chú ghi chép lại.

Nghi thức khai mạc hội thi

Sáng sớm trước khi kỳ thi diễn ra, quân lính mang ngai vàng của vua được đặt ở chính giữa điện Kính Thiên, phía bên trái là ngai của chúa Trịnh. Thừa dụ cục đặt bàn ở hai bên trái, phải sân rồng (sân Đình), để quyển thi, bút, nghiên mực trên bàn. Các quan đề điệu, tri cống cử, giám thí chia nhau đứng ở hai bên các bàn để quyển thi.

Sau hồi trống đầu tiên, các đại thần văn võ tiến vào chầu, ai nấy đều mang phẩm phục đứng sắp hàng ở ngoài Đoan môn. Sau hồi trống nghiêm thứ hai, ngự giá vua, chúa lên điện. Vua đội mũ xung thiên, mặc áo hoàng bào, đai ngọc, lên ngồi ngự tọa. Chúa đội mũ xung thiên, mặc áo bào tía, đai ngọc, lên ngồi ngự tọa.

Thi Nho hoc anh 1
Khi thi, sĩ tử luôn được giám sát chặt chẽ bởi các “khảo quan”. Ảnh tái hiện cảnh sĩ tử đi thi ngày xưa. Nguồn: Quân Đội Nhân Dân.

Sau khi bá quan văn võ hành lễ xong, lễ quan tâu rằng: Những sĩ nhân trúng thức kỳ thi Hội này là bao nhiêu người, tên là gì, vâng vào điện thí.. Các quan đề điệu, tri cống cử, giám thí đưa quyển thi, bút, nghiên, mực cho sĩ nhân xong, lại lui ra đứng chỗ cũ.

Cậu bé bị tước học vị tiến sĩ sau nghi án khai man tuổi đi thi

Bị cho là cố tình khai man tuổi để tham gia khoa cử, cậu bé 13 tuổi đã bị vua Minh Mạng tước học vị tiến sĩ.

Sau khi thông qua chế (văn bản hành chính) của vua ban về hội thi, quan trường thi dẫn các sĩ nhân ra ngồi ở lều thi. Lễ xong, vua về cung. Chúa về nội phủ. Các đại thần văn võ đểu lần lượt lui ra. Đến buổi chiều quan đề điệu truyền đưa các quyển thi cho quan độc quyển làm việc.

Nghi thức ban thưởng cho tân tiến sĩ

Sáng sớm hôm ấy, Thượng thiết ty đặt ngai vua ở chính giữa cửa điện Thị triều, đặt hương án ở trước ngự tọa, đặt ngự tọa của chúa ở bên phải điện Thị triều. Thừa dụ cục đặt bàn để bảng vàng ở bên tả sân rồng. Nghi chế ty và tự ban đặt bảng vàng lên trên bàn. Hai viên thiên bách hộ mang hai lọng đứng ở hai bên bảng. Tráng sĩ các ty vệ đứng hộ vệ theo nghi thức.

Một thị lang truyền chế đứng ở bến tả sân rồng, một viên xướng danh, một viên quan lễ bộ dẫn bảng vàng, hai viên mang bảng vàng, đều đứng ở bên tả sân rồng, hướng về bên phải, một viên Nghi chế ty đứng ở bên phải sân rồng, hướng về bên trái.

Sau hồi trống nghiêm đầu, các đại thần văn võ tiến vào chầu. Sau hồi trống nghiêm thứ hai, vua lên ngồi trên điện, tự ban dẫn các viên đại thẩn văn võ vào đứng xếp hàng ở hai bên sân rồng. Các quan triều yết đứng ở ngoài Đoan môn. Hồi trống nghiêm thứ ba, tự ban dẫn các viên tân tiến sĩ vào đứng ở hàng cuối bên phải sân rồng, hướng về phía Bắc.

Thi Nho hoc anh 2
Vinh quy bái tổ. Ảnh: Lao Động.

Sau một hồi chuông, vua đội mũ xung thiên, mặc áo hoàng bào, đai ngọc, lên ngự tọa ở điện Thị triều, chúa đội mũ xung thiên, mặc áo bào tía, đai ngọc, lên ngự tọa ở bên tả điện, các đại thần tiến hành lễ thượng triều.

Sau khi triều thần hành lễ, Tự ban mang bảng vàng đứng tựa về phía đông. Xướng danh xong, tự ban dẫn các tiến sĩ vào quỳ ở giữa ngự đạo. Quan Lễ bộ đến giữa ngự đạo, quỳ xuống rồi đọc: Niên hiệu, năm, tháng, ngày, bọn chúng tôi phụng sắc cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) mấy người họ, tên, đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp) mấy người, họ, tên, đệ tam giáp đổng tiến sĩ xuất thân mấy người, họ, tên.

Thời kỳ lạ lùng trong sử Việt: Nho sinh mua bằng, quan trường gian lận

Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến giai đoạn nền giáo dục rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nho sinh bỏ tiền mua danh vị, quan trường đua nhau gian lận thi cử.

Sau khi đọc xong, phủ phục đứng dậy, lui ra đứng vào chỗ cũ. Quan Lễ bộ cùng tự ban mang bảng vàng từ cửa bên tả sân rồng đi ra, trống và nhạc đi trước, các tiến sĩ đi theo sau, rước đến cửa nhà Thái học, vua, chúa về nội phủ. Các quan văn võ lần lượt lui ra.

Ngay sau lễ xướng danh là nghi thức ban mũ, áo, đai cho các tân tiến sĩ. Tiếp đó là nghi thức ban yến ở bộ Lễ. Và cuối cùng là nghi thức các tân tiến sĩ lạy tạ, vinh quy bái tổ.

Dưới thời Hậu Lê, thi Đình thường tổ chức 3 năm/lần. Trong kỳ thi này, vua đích thân ra đề, chấm thi. Người đỗ đầu được gọi là Đình nguyên, có thể là trạng nguyên, nhiều kỳ thi không ai xứng đáng đỗ trạng thì Đình nguyên là bảng nhãn, thám hoa, có khi là hoàng giáp.

Từ năm 1428-1789, có hơn 100 kỳ thi được tổ chức. Người đỗ tiến sĩ được vua ban lễ xướng danh, ban mũ, áo, đai, ban yến, lạy tạ vinh quy và khắc bia tiến sĩ trong Văn Miếu để lưu truyền muôn đời.

Đề thi Đình thường liên quan đến đạo trị nước, nho sinh thường được thể hiện hết những suy nghĩ, trăn trở của mình trước vận mệnh, thời cuộc của quốc gia, những vấn đề đại sự. Những ý kiến nêu ra trong bài thi sẽ được vua xem xét, đánh giá, từ đó chọn ra người đỗ cao nhất.

Trong lịch sử khoa bảng nước ta, từng có những bài thi Đình thể hiện được tư duy, đạo trị nước xuất sắc. Tiêu biểu như bài thi Đình của trạng nguyên Vũ Kiệt năm 1472 nói về giáo dục và chống tham nhũng.

Bảng nhãn Lê Văn Hưu Ông là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ "Đại Việt sử ký", quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Ông thi đỗ Bảng nhãn khi mới 17 tuổi.

Cha ông ta chống gian lận thi cử bằng cách nào?

Gần một nghìn năm khoa bảng nước nhà, các triều đại phong kiến Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau để chống gian lận thi cử.

Nguyễn Thanh Điệp

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm