Theo TS.BS Lê Trọng Phát, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện FV, với trình độ phẫu thuật và điều trị toàn diện tại một số bệnh viện Việt Nam. Các chấn thương thể thao từ bình thường tới phức tạp đều có thể được điều trị thành công.
Chấn thương thể thao - điều trị sớm, phục hồi nhanh
N.T.T. - cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp lứa U19 ở Hà Nội, bị dính 2 chấn thương nghiêm trọng khi thi đấu gồm đứt dây chằng gối trước và đứt dây chằng cổ chân.
Chấn thương nặng khiến anh và gia đình lo lắng vì nhiều ca chấn thương tương tự phải ra nước ngoài điều trị với chi phí đắt đỏ. Bố của T. là một bác sĩ, ông tìm hiểu các bệnh viện trên toàn quốc, sau đó quyết định chọn khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện FV.
Bác sĩ Lê Trọng Phát tư vấn điều trị chấn thương cho người chơi thể thao. Ảnh: FV. |
TS.BS Lê Trọng Phát, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết đứt dây chằng gối trước và đứt dây chằng cổ chân là vấn đề rất nghiêm trọng đối với cầu thủ bóng đá, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng kéo dài.
Sau khi thực hiện những chỉ định sàng lọc lâm sàng, bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo dây chằng gối trước. Nhờ quá trình điều trị và theo dõi sát sao của bác sĩ, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và quay lại sân cỏ.
Theo bác sĩ Phát, chấn thương thể thao là “ác mộng” với vận động viên chuyên nghiệp, có thể khiến họ giã từ sự nghiệp khi đang ở đỉnh cao. Việc nhận diện sớm mức độ chấn thương để có phương án điều trị phù hợp, kịp thời, duy trì luyện tập sẽ giúp vận động viên lấy lại phong độ tốt.
Tín hiệu vui là các chấn thương này hiện nay các bệnh viện trong nước có thể giải quyết tốt.
“Y học trong nước hoàn toàn có thể chữa khỏi những chấn thương thể thao với chi phí thấp hơn nhiều lần”, bác sĩ Phát chia sẻ.
Điều trị chấn thương thể thao hiệu quả
Các bác sĩ trong nước hiện đủ khả năng điều trị được các chấn thương thể thao thường gặp như nứt gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn mềm, rách cơ. Nếu được chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gặp bác sĩ gây mê để rà soát tình trạng sức khỏe, được hướng dẫn trước khi mổ nên vận động như thế nào nhằm thuận tiện cho quá trình phục hồi về sau.
Phòng mổ được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn JCI. Ảnh: FV. |
Trong trường hợp chưa thể phẫu thuật sớm, bệnh nhân sẽ được tập để tránh bị teo cơ, cứng khớp, tập đi, giảm sưng đau do chấn thương.
Ngay sau phẫu thuật chấn thương, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Khoảng 6 tháng sau, bệnh nhân gần như trở lại phong độ bình thường, có thể thi đấu các môn thể thao.
Việc điều trị chấn thương thể thao tại bệnh viên có những ưu điểm nổi bật là điều trị dựa theo y học chứng cứ, phòng mổ vô trùng gần như tuyệt đối nên bệnh nhân có thể loại bỏ nỗi lo nhiễm trùng khi mổ.
Người chơi thể thao được hướng dẫn tầm soát sức khỏe và phục hồi chức năng tại Phòng khám ACC. Ảnh: FV. |
Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tài năng mà đứng đầu là TS.BS Lê Trọng Phát với 30 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và điều trị cho hàng chục nghìn ca chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc thể thao. Hơn nữa, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật sẽ theo sát cho đến khi bệnh nhân khỏi bệnh.
Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao nói chung, Bệnh viện FV đã thành lập Đơn vị Y học Thể thao kết hợp cùng Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC và UpFit - dịch vụ huấn luyện viên cá nhân cao cấp.
Đơn vị Y học Thể thao có các chuyên gia điều trị các loại chấn thương thể thao và cung cấp chương trình phục hồi chức năng theo yêu cầu.
Để biết thêm thông tin về điều trị chấn thương thể thao tại Đơn vị Y học Thể thao, độc giả liên hệ số máy (028) 54113333.
Bệnh viện FV chính thức ra mắt kênh tin tức FV Magazine nhằm cung cấp cho cộng đồng nguồn thông tin chính thống từ bệnh viện. Độc giả tham khảo tại đây.